Thứ bảy 28/12/2024 03:35

Đồng Nai: Ngành chăn nuôi heo gặp khó

Ngành chăn nuôi heo ở Đồng Nai đang gặp khó khăn, cần các giải pháp tháo gỡ và sự hỗ trợ của các ngành chức năng khi mùa heo Tết cận kề.

Do anh hưởng dịch Covid-19và khó khăn chung của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ nhiều mặt hàng nói chung, sản phẩm thịt nói riêng giảm mạnh, đầu ra gặp khó khăn ngành chăn nuôi heo ở Đồng Nai đang gặp khó khăn, cần các giải pháp tháo gỡ và sự hỗ trợ của các ngành chức năng khi mùa heo Tết đang cận kề.

Đồng Nai được coi là một trong những “thủ phủ” nuôi heo của cả nước với hơn 2,64 triệu con heo của doanh nghiệp và các hộ gia đình, nhưng hiện nay, giá heo hơi giảm, lạm phát tăng trên thế giới khiến giá thức ăn liên tục tăng kéo theo nhiều chi phí phát sinh làm cho ngành chăn nuôi heo gặp khó khăn

Nguyên nhân thứ nhất là: giá nhiều mặt hàng thịt heo, gà trong nước đang giảm mạnh do nguồn cung dồi dào trong khi thị trường tiêu thụ chậm. Điều này cũng ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt hơn 61 triệu USD, tăng 1,4%. Nhưng Việt Nam vẫn là nước nhập siêu về sản phẩm chăn nuôi khi nhập khẩu gần 351 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá gần 800 triệu USD, giảm 21,1% về lượng và giảm 9,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thịt heo nhập có giảm nhưng giá rẻ cho nên thịt heo trong nước vẫn khó cạnh tranh.

Cụ thể, giá thịt heo nhập khẩu trung bình đạt 2.153 USD/ tấn, tương đương giá 50.000 - 60.000 đồng/kg. Giá bán ra thị trường hiện phổ biến ở mức 55.000 – 99.000 đồng/kg. So sánh, giá thịt heo trong nước tại thời điểm hiện nay, giá heo mảnh bán tại các chợ đầu mối tại TP.HCM dao động từ 64-81 ngàn đồng/kg, giá bán lẻ các loại thịt đến tay người tiêu dùng đều ở mức hơn 100 ngàn đồng/kg, có loại giá lên đến gần 200 ngàn đồng/kg, cao hơn nhiều so với heo nhập khẩu. Tương tự, nhiều loại thịt gà, thịt bò nhập khẩu bán lẻ ra thị trường cũng rẻ hơn so với thịt nội.

Ngành chăn nuôi heo Đồng Nai gặp khó

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm Cẩm Tú tại xã Hố Nai 3 (Trảng Bom) cho biết, ngoài bán ra thị trường, nguồn heo, gà giết mổ tại cơ sở đang cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp, nhà thầu bếp ăn tập thể. Cơ sở gặp rất nhiều khó khăn trong mở rộng và duy trì bạn hàng vì khó cạnh tranh về giá với thịt nhập. Nguồn cung thịt nhập hiện nay rất dồi dào, phủ sóng khắp thị trường từ cung cấp vào các hệ thống nhà hàng cao cấp đến quán ăn bình dân, từ bán lẻ đến bỏ sỉ cho các bếp ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể.

“Cung cấp thịt vào bếp ăn công nghiệp không dễ cạnh tranh với thịt nhập. Vì ngay cả thời điểm giá heo hơi đang giảm mạnh như hiện nay, thịt heo nhập vẫn rẻ hơn cả chục ngàn đồng/kg so với thịt heo trong nước” - bà Nguyễn Thị Kim Chi thông tin thêm.

Nguyên nhân khó khăn thứ 2 là không có lợi thế cạnh tranh với thịt ngoại do giá thành chăn nuôi trong nước còn cao. Chi phí đầu vào tăng cao cũng là nguyên nhân chính khiến giá heo hơi nội địa biến động mạnh. Theo đó, cả người chăn lẫn doanh nghiệp giết mổ, kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt đều gặp khó khăn.

Với tình hình giá heo hơi trên đà giảm như hiện nay, chi phí đầu vào tăng, người chăn nuôi cũng không mặn mà tái đàn vì lo rủi ro thua lỗ. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai chia sẻ do giá thức ăn chăn nuôi, giá con giống và các chi phí khác đều tăng cao, tỷ lệ đàn hao hụt do dịch bệnh vẫn lớn nên giá thành nuôi heo hiện bị đẩy lên khá cao. Với các hộ nuôi nhỏ lẻ không chủ động được nguồn giống, giá thành 1kg heo hơi hiện nay phải trên 60 ngàn đồng.

Ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện tỉnh cũng đang rất quan tâm đến việc phát triển đàn heo, vốn là một thế mạnh từ lâu của địa phương. Tập trung theo hướng bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, tỉnh đang xây dựng các chuỗi sản phẩm đặc thù cho chăn nuôi hộ nông dân trong đó có sự liên kết với doanh nghiệp đồng thời chắc chắn phải đẩy nhanh áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hy vọng sớm tăng sức cạnh tranh, giúp người chăn nuôi nhỏ lẻ sớm tìm ra hướng đi để đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm chăn nuôi

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024