Thứ năm 28/11/2024 20:50

Đo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP

Hội thảo phương pháp đo lường và kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số... đã được Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 4/12.

Hội thảo phương pháp đo lường và kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP tại Việt Nam đã được Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 4/12.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho hay: Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ đóng góp nhiều hơn vào quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động; công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của các doanh nghiệp, người dân trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để Việt Nam có thể tận dụng phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Kinh tế số đã được Đảng và Nhà nước chú trọng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra đến năm 2025, kinh tế số phải đạt khoảng 20% GDP. Và trong hầu hết Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đề cập đến chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, đặt mục tiêu tới 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.

Để có căn cứ biên soạn chỉ tiêu về kinh tế số, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành 230 chỉ tiêu thống kê quốc gia, trong đó có chỉ tiêu “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước”.

Ngày 24/2/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, trong đó có chỉ tiêu “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn”. Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành Thông tư số 13/2021/TT-BKHĐT quy định Hệ thống chỉ tiêu kinh tế số gồm 54 chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu này.

Theo các quy định này, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì biên soạn, công bố chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP.

Để đo lường chỉ tiêu này, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương nghiên cứu tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)..., tham gia đoàn khảo sát học hỏi kinh nghiệm đo lường kinh tế số của Úc, tham vấn chuyên gia của các tổ chức quốc tế (OECD, IMF) và chuyên gia trong nước để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm đo lường chỉ tiêu này với mục đích xây dựng phương pháp biên soạn phù hợp với lý luận chung của Tài khoản quốc gia và thực tế của Việt Nam.

Đồng thời, Tổng cục Thống kê đã tổ chức nhiều hội thảo về khái niệm, phạm vi, phương pháp và kết quả đo lường giá trị tăng thêm của kinh kế số trong GDP, GRDP của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thống kê đã hoàn thiện kết quả tính toán chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP giai đoạn 2020 - 2022.

Hôm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo để tiếp tục xin ý kiến của Quý vị đại biểu về phương pháp đo lường và kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP của Việt Nam.

Đề nghị Tổng cục Thống kê ghi chép đầy đủ ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự. Sau hội thảo này, hoàn thiện kết quả biên soạn và công bố chính thức vào ngày 29/12/2023 tại Họp báo công bố số liệu báo cáo kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023”. Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Thống kê

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%