Điện mặt trời trên mái nhà- xu thế hữu hiệu thời năng lượng sạch
Điện mặt trời trên mái nhà trong thực tế |
Xu thế điện mặt trời trên mái nhà
Theo số liệu thống kê từ EVN CPC công bố thì hiện nay số giờ nắng/ năm tại các tỉnh Miền Trung là rất cao, khoảng 2.500 giờ / 1 năm. Đây là khu vực rất tiềm năng và phù hợp tốt cho việc đầu tư điện NLMT- được đánh giá là nguồn năng lượng sạch, không cạn kiệt và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, việc lắp đặt hay đầu tư ĐMTTMN hiện nay còn mới mẻ, người dân còn chưa am tường lĩnh vực này và việc lựa chọn nhà cung cấp cho hệ thống này còn nhiều băn khoăn…
Theo ông Trần Quốc Toàn – Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị & Chiếu sáng TOMACO Việt Nam thì việc người dân đầu tư hệ thống ĐMTTMN ở thời điểm hiện nay là rất phù hợp, đặc biệt các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên do có số giờ nắng / năm cao. Tuy nhiên, phải cần lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường, tránh lựa chọn những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng dẫn đến việc đầu tư tốn kém và không mang lại hiệu quả cao và lâu dài.
Ông Toàn chia sẻ, việc đầu tư ĐMTTMN có chất lượng lâu dài và hiệu quả hay không là phù thuộc vào việc lựa chọn đầu tư tấm pin ĐMTTMN chất lượng như thế nào. Hiện nay thị trường tấm pin ĐMTTMN được các đơn vị nhập khẩu từ nhiều nơi khác nhau, trong đó chủ yếu là từ thị trường Trung Quốc giá rẻ, với nhiều loại giá, nhiều loại chất lượng.
Chất lượng và giá cả phù hợp
Một tấm Pin năng lượng mặt trời chất lượng hay không sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố chính, như tế bào quang điện (Solar Cells): Chất lượng của tế bào quang điện là thành phần quang trọng nhất và quyết định đến hiệu suất và tuổi thọ của 1 tấm pin mặt trời. Một tấm pin được cấu tạo thông thường bằng nhiều tế bào quang điện ghép nối tiếp lại với nhau, số tế bào quang điện hay còn gọi là Cells . Các nhà sản xuất thường chia chất lượng tế bào quang điện thành 24 loại. Tùy theo khả năng đầu tư và nhu cầu mà người dân có thể lựa chọn loại nào cho phù hợp.
Mô hình hữu hiệu của Công ty TNHH Thiết bị & Chiếu sáng Tomaco Việt Nam |
Ngoài ra, quy trình lắp ráp tấm pin sử dụng hệ thống lắp ráp tự động sẽ kiểm soát chất lượng cao hơn so với các tấm pin sử dụng hệ thống lắp ráp bằng thủ công. Hiện tại ở Việt Nam các dây chuyển sản xuất tấm pin đều sử dụng thủ công (vì chi phí đầu tư cho 1 dây chuyển lắp ráp tấm pin tự động phải đầu tư lên đến khoảng 300 triệu đồng). Bên cạnh đó, linh kiện vật tư kèm theo của tấm pin như khung nhôm, kính, lớp EVA và hộp ra dây điện phải phù hợp.
Thông thường, nếu các tấm Pin sử dụng Cell tốt thì các vật tư kèm theo cũng thường sử dụng vật tư phụ kiện tốt, còn nếu đã sử dụng Cell thải thì sẽ sử dụng phụ kiện, vật tư kèm theo rẻ để nhằm mục đích giảm giá thành. Các vật tư này mắt thường có thể nhìn trực tiếp để đánh giá được.
Theo tính toán của Công ty TOMACO Việt Nam thì một hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái diện tích khoảng 14m2 sẽ cho ra công suất khoảng 2 kWp = 270kWh. Để đầu tư cho 1 kWp thì người dân đầu tư khoản 20 triệu đồng, như vậy nếu đầu tư 14m2 thì mất khoảng 40 triệu đồng (kWp là đơn vị dùng cho Điện năng lượng mặt trời, 1kWp tương đương 135kWh ).
Trung bình lượng điện sản sinh được sử dụng tại chỗ 20% đến 30% (tùy nhu cầu mỗi nhà), còn lại khoản 70% sẽ được bán lại cho công ty điện lực nơi mình sống. Với khoản 70% đó thì thời gian thu hồi vốn trên số tiền đầu tư là khoảng 10 năm. Trong đó nếu sử dụng tấm pin loại A có tuổi thọ trên 20 năm .