Chủ nhật 24/11/2024 05:13

Diện mạo mới cho chợ truyền thống trong đô thị Hà Nội

Sau thời gian làm việc tích cực, sáu đề xuất sáng tạo và khả thi của các nhóm kiến trúc sư tham gia Dự án nghiên cứu đề xuất ý tưởng thiết kế nâng cấp không gian chợ truyền thống tại Hà Nội đã được chọn để giới thiệu tới các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương và các bên liên quan.  
Diện mạo mới cho chợ truyền thống trong đô thị

Chiều ngày 16/11, HealthBridge Việt Nam đã phối hợp cùng Hội kiến trúc sư Hà Nội và Tổ hợp sáng tạo kiến trúc - xây dựng - nghệ thuật AGOhub tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Diện mạo mới cho chợ truyền thống của Hà Nội”.

Chợ vẫn thường được biết đến là nơi cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống hàng ngày cho người dân. Hà Nội có 160 chợ dân sinh tại khu vực nội thành và 294 chợ dân sinh ở các khu vực ngoại thành. Theo báo cáo năm 2017 của trường Đại học Adelaide, tại Hà Nội, hơn 40% lượng thực phẩm hàng ngày vẫn được người dân mua từ các chợ dân sinh truyền thống.

Từ tháng 10 đến tháng 11/2018, HealthBridge Việt Nam đã phối hợp cùng Hội kiến trúc sư Hà Nội và Tổ hợp sáng tạo kiến trúc - xây dựng - nghệ thuật AGOhub tổ chức dự án đào tạo, nghiên cứu có tên “Diện mạo mới cho chợ truyền thống của Hà Nội”. Dự án với sự tham gia của kiến trúc sư Steve Davies, người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về chợ và đã từng tham gia nâng cấp hơn 500 chợ và các không gian công cộng khác trên khắp thế giới.

Ông Steve Davies đã làm việc với gần 20 kiến trúc sư tại Hà Nội để nghiên cứu và đề xuất các ý tưởng thiết kế nâng cấp một số chợ truyền thống của Hà Nội gồm: Chợ Ngọc Lâm (quận Long Biên), chợ Châu Long (quận Ba Đình), và chợ Hạ (huyện Mê Linh).

Cả ba khu chợ ngoài chức năng cung cấp thực phẩm tươi sống cho người dân trong khu vực, còn có nhiều tiềm năng khác như phát triển kinh tế, trở thành các không gian công cộng chất lượng, hoặc các điểm đến hấp dẫn du khách. Cụ thể, chợ Châu Long nằm ở vị trí trung tâm quận Ba Đình, có khả năng tiếp cận dễ dàng cho nhân dân và du khách. Ngoài ra, chợ Châu Long còn có một mặt hướng ra hồ Trúc Bạch, một tiềm năng phát huy cảnh quan khu vực. Một tầm nhìn và thiết kế phù hợp sẽ giúp chợ Châu Long phục vụ tốt hơn nữa người dân địa phương và nâng cao giá trị nhiều mặt.

Chợ Ngọc Lâm nằm ngay dưới chân cầu Long Biên, đầu cầu phía Bắc thuộc quận jLong Biên. Chợ có vị trí kết nối với khu Ẩm thực Ngọc Lâm ven sông Hồng. Một tầm nhìn và thiết kế hợp lý có thể phát triển khu vực này thành một không gian công cộng dành cho người đi bộ hấp dẫn của Hà Nội.

Chợ Hạ - Mê Linh nằm trên trục đường Võ Văn Kiệt, từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố Hà Nội. Chợ có vị trí kết nối với khu vực Đền Hai Bà Trưng. Chợ Hạ là chợ có nhiều dấu ấn đậm nét của một chợ ven đô truyền thống và bề dày lịch sử. Một tầm nhìn, quy hoạch và thiết kế hợp lý sẽ tạo dựng khu vực này trở thành một khu vực không gian công cộng đa chức năng, một điểm đến thú vị cho người dân và du khách.

Thông qua dự án này, các bên tham gia đề xuất các khuyến nghị chính sách. Cụ thể, về chính sách phát triển, nguồn vốn đầu tư và đối tác, chợ cần được xác định là khu vực không gian công cộng phục vụ cộng đồng địa phương, một cơ sở hạ tầng thiết yếu trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn phát triển chợ cần được hỗ trợ của nhà nước cùng với các nguồn vốn hợp tác với khu vực tư nhân.

Về quản lý và vận hành chợ cần có những quy định, tiêu chuẩn về quản lý chợ nói chung và quản lý vệ sinh môi trường tại chợ nói riêng. Cần có những chương trình, cơ chế nhằm khuyến khích và hỗ trợ các tiểu thương phát triển việc kinh doanh tại chợ.

Về cơ sở hạ tầng và thiết kế, cần quan tâm tới tính khả thi kỹ thuật và nguồn vốn và bền vững duy trì, cũng như kế hoạch thực hiện theo giai đoạn. Việc cho phép xe máy đi vào chợ gây ra nhiều tác động tiêu cực, làm giảm giá trị, chất lượng của chợ, cần có những chiến lược phù hợp để hạn chế từng bước, tiến tới loại bỏ.

Kiến trúc sư Steve Davies hy vọng rằng những ý tưởng thiết kế và khuyến nghị của Dự án này sẽ góp phần đưa ra một tầm nhìn mới cho việc phát triển chợ truyền thống tại Hà Nội, nhằm huy động giá trị nhiều mặt của chợ và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững của thành phố.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024