Thứ tư 25/12/2024 22:36

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 28/12/2023: Giá vàng trong nước vẫn vượt xa mốc 79 triệu đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 28/12: Giá vàng trong nước vẫn vượt xa mốc 79 triệu đồng/lượng; Việt Nam xuất siêu 125 tỷ USD sang thị trường Âu - Mỹ…

Giá vàng trong nước vượt xa mốc 79 triệu đồng/lượng

Sáng nay 28/12, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng vẫn niêm yết ở mức 77,8 triệu đồng/lượng mua vào và 79,52 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP. Hồ Chí Minh, vàng SJC đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Hôm nay 28/12, giá vàng trong nước vẫn vượt xa mốc 79 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới rạng sáng nay tiếp đà tăng nhẹ, với vàng giao ngay tăng 10 USD lên 2.077,7 USD/ounce, vàng tương lai niêm yết mức 2.088 USD/ounce, tăng 9 USD so với rạng sáng qua.

Việt Nam xuất siêu 125 tỷ USD sang thị trường Âu - Mỹ

Vì chịu nhiều tác động không tích cực từ kinh tế toàn cầu, xuất khẩu sang thị trường Âu - Mỹ trong năm 2023 chỉ đạt khoảng 166 tỷ USD, giảm 9,6%; nhập khẩu dự kiến gần 41 tỷ USD, giảm 9,1% so với 2022.

Dù vậy, thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường Âu - Mỹ ước đạt 125 tỷ USD; trong đó thặng dư với các nước châu Âu đạt khoảng 33 tỷ USD, với châu Mỹ đạt khoảng 92 tỷ USD.

Việt Nam thu 1.200 t đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam chính thức bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng và thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng). Đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ WB là 41,2 triệu USD và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Trong số 6 tỉnh này, Nghệ An là tỉnh được giải ngân hơn 282 tỷ đồng, tiếp đến là Quảng Bình với hơn 235 tỷ đồng, Thanh Hóa 162 tỷ đồng, Hà Tĩnh 122 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 107 tỷ đồng và Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng.

159.294 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 đạt mức 159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2023 cao gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022 và tăng 4,6% so với ước thực hiện cả năm 2023.

Ngoài ra, tổng số vốn đăng ký mới của doanh nghiệp gia nhập thị trường có sự cải thiện qua các quý của năm 2023 (310.331 tỷ đồng trong quý I; 397.126 tỷ đồng trong quý II; 379.319 tỷ đồng trong quý III và quý IV là 434.483 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2023 đạt 58.412 doanh nghiệp. Qua đó đưa số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường tiếp tục ở mốc trên 200.000 doanh nghiệp (217.706 doanh nghiệp), tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022 và gấp 1,3 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong năm qua.

Sầu riêng Việt Nam được tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới

Ngoài Trung Quốc, Mỹ, Czech, Canada đã chi tiền gấp 2 đến 28 lần so với cùng kỳ năm ngoái để mua sầu riêng Việt Nam trong 11 tháng.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, 11 tháng qua, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đi các thị trường đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó sầu riêng tươi đạt 2 tỷ USD, tăng gần 8 lần so với cùng kỳ 2022.

Dẫn đầu top thị trường mua sầu riêng Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch 1,97 tỷ USD, tăng 15 lần so với cùng kỳ năm trước. Kế tiếp là Czech chi 9,7 triệu USD mua sầu riêng Việt, tăng 28 lần - mức tăng trưởng mạnh nhất trong các quốc gia mua loại trái cây này.

Ngoài hai thị trường trên, xuất khẩu sầu riêng sang Pháp, Canada, Mỹ, Papua New Guinea lần lượt tăng 32% đến 8 lần.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 36,6 tỷ USD

Tính đến ngày 20/12, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, số đăng ký mới đạt gần 20,2 tỷ USD, tăng 62,2%. Số dự án mới cũng đạt 3.188, tăng 56,6%.

Ngoài vốn đăng ký mới, năm nay cũng ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn - tăng 14%, với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD giảm hơn 22%. Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7%. Nhờ quy mô vốn góp tăng nên dù lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần giảm so với cùng kỳ, vốn góp lại tăng cao.

Bên cạnh đó, vốn giải ngân tính đến 20/12 đạt gần 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Điểm tin kinh tế - thị trường

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân