Thứ tư 16/04/2025 06:55

Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng điểm lại những kết quả hợp tác nổi bật về năng lượng giữa 2 quốc gia.

Những kết quả đáng ghi nhận

Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ hợp tác năng lượng từ những năm 2004, đánh dấu bằng việc mua bán điện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG) qua biên giới từ Trung Quốc sang Việt Nam để đáp ứng như cầu điện cho các tỉnh biên giới phía Bắc như: Cao Bằng, Lào Cai.

Theo thông tin từ EVN, hợp tác giữa EVN và CSG bắt đầu từ năm 2004 với các đường dây truyền tải điện 110 kV tại Lào Cai, Hà Giang và Móng Cái. Từ những ngày đầu với ba đường dây 110 kV, đến nay, hợp tác đã mở rộng lên bốn mạch đường dây 220 kV, nâng tổng sản lượng điện trao đổi lên 42,3 tỷ kWh. Thành quả này không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng mà còn tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh biên giới Việt Nam và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Không chỉ cung cấp điện, các doanh nghiệp năng lượng Trung Quốc còn tham gia cung cấp thiết bị, kỹ thuật cho các dự án điện; đồng thời đã đầu tư hàng trăm dự án năng lượng tại Việt Nam với nhiều hình thức khác nhau ở các loại hình như điện than, điện gió, điện mặt trời, đặc biệt ở khu vực Nam Trung Bộ, quy mô lên tới vài ba nghìn MW.

Đơn cử như Tập đoàn Hoa Điện, tổng mức đầu tư lũy kế đã vượt 2,8 tỷ USD với tổng công suất lắp đặt 1,5 GW. Điển hình như Nhà máy điện Duyên Hải 2 (Trà Vinh, Việt Nam), dự án điện gió tại tỉnh Đắk Lắk.

Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc (Energy China) đang triển khai 16 dự án với 12 doanh nghiệp liên danh tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 2,2 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án năng lượng.

Với vai trò là cơ quan quản lý ngành, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã luôn giữ vai trò trung tâm trong việc đàm phán, ký kết và thúc đẩy các thoả thuận song phương với các cơ quan quản lý năng lượng Trung Quốc, trong đó có hợp tác về điện, chuyển dịch năng lượng. EVN là đơn vị triển khai trực tiếp các hợp đồng mua bán điện, bảo đảm an toàn lưới điện và không xảy ra sự cố xuyên biên giới trong nhiều năm liền.

Tại các cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương với chính quyền Trung ương và địa phương của Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên luôn nhấn mạnh đến chủ trương, định hướng phát triển năng lượng của Việt Nam theo hướng xanh, sạch và bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện sạch.

hội hợp tác thời gian tới

Theo dự thảo đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đề xuất tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng cao. Hiện, Bộ cũng đang chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ các dự án truyền tải điện nhập khẩu từ Trung Quốc ở phía Bắc. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực điện sạch, năng lượng tái tạo.

Qua theo dõi, có thể thấy, doanh nghiệp Trung Quốc luôn coi trọng và tìm kiếm cơ hội hợp tác năng lượng với Việt Nam. Chỉ tính từ đầu năm 2025 tới nay, đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa các tập đoàn năng lượng của Trung Quốc với EVN như Công ty Phát triển Năng lượng tái tạo Sungrow (Trung Quốc), Công ty TNHH Tập đoàn Tư vấn công trình điện lực Trung Quốc (CPECC) để triển khai hợp tác năng lượng ở tất cả các lĩnh vực từ chuỗi cung ưng thiết bị năng lượng, năng lượng tái tạo, lưu trữ, đào tạo nhân lực...

Nhiều chuyên gia cho rằng, với mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, Việt Nam và Trung Quốc có thể hợp tác trong kết nối lưới điện xuyên biên giới để đảm bảo an ninh năng lượng và tối ưu hóa nguồn cung.​ Hợp tác phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời…; Chuyển giao công nghệ tiên tiến và đào tạo nhân lực.

Có thể khẳng định, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 14-15/4/2025 không chỉ đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên mà còn mở ra cơ hội hợp tác từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực năng lượng, góp phần vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung.

Nhằm thúc đẩy chương trình hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc, vào ngày 24/4 tới đây, tại Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - Asean lần thứ Nhất năm 2025 (VCAE EXPO 2025) và Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - Asean lần thứ Nhất năm 2025 (VCAE IF 2025).
Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Thể lệ Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Giá LNG giao ngay tại châu Á thấp nhất trong 8 tháng

Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện cho thủy điện và nhiệt điện tua bin khí

Khi các “ông lớn” năng lượng thay tên, đổi chiến lược

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Petrovietnam ký kết thỏa thuận gia hạn hợp đồng phân chia sản phẩm Lô PM3 CAA với Petronas