Thứ bảy 23/11/2024 04:03

Di tích Nhà tù Hỏa Lò ra mắt kênh phát thanh online

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) vừa ra mắt kênh phát thanh độc quyền HoaLoPrisonRelic trên nền tảng Spotify nhằm đưa những câu chuyện lịch sử gần hơn đến công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ yêu lịch sử.

Kênh phát thanh HoaLoPrisonRelic gồm các podcast được đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò thực hiện từ khâu sản xuất nội dung tới hậu kỳ sản phẩm tại địa chỉ: https://open.spotify.com/show/5N66ouc6AjF6AFLQyCseyx. Thông qua kênh phát thanh này, Ban Quản lý Di tích Hỏa Lò sẽ dần đưa đến công chúng các câu chuyện lịch sự, các trưng bày, triển lãm, các buổi tọa đàm và các phỏng vấn ngắn về các nhân chứng lịch sử.

Di tích Nhà tù Hỏa Lò đang có nhiều cách làm mới sáng tạo nhằm đưa những câu chuyện lịch sử đến gần hơn với công chúng trong đại dịch

Theo đại diện Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò, trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, người dân được khuyến cáo hạn chế ra khỏi nhà, với mong muốn duy trì kết nối với công chúng, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã có mặt trên một ứng dụng trực tuyến nhằm giúp mọi người tìm hiểu sâu, dễ dàng hơn những kiến thức lịch sử, đồng thời vẫn đảm bảo các biện pháp phòng dịch hiện nay. Chương trình hoàn toàn miễn phí, bao gồm nội dung trưng bày được cập nhật theo tuần và các câu chuyện lịch sử chọn lọc.

Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm Ngày thương binh liệt sỹ (27/7), Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) cũng đã tổ chức trưng bày “Thắp lửa yêu thương”, kể lại câu chuyện về các chiến sỹ yêu nước dù bị giam cầm tại Nhà tù Hỏa Lò. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, trưng bày thực hiện tại thực địa và được giới thiệu trực tuyến qua kênh phát thanh HoaLoPrisonRelic và fanpage của di tích Nhà tù Hỏa Lò, thời gian diễn ra đến hết tháng 12/2021.

Trưng bày được thể hiện qua 2 nội dung: “Mạch nguồn yêu thương” và “Lửa thiêng cháy mãi”. Trong đó, “Mạch nguồn yêu thương” tái hiện cuộc sống lao tù khắc nghiệt của các chiến sỹ yêu nước, cách mạng khi bước chân vào “chốn địa ngục trần gian”. Chế độ giam cầm hà khắc, sinh hoạt đọa đày, lao dịch nặng nề nhanh chóng vắt kiệt sức khỏe của người tù. Để cải thiện đời sống, tù nhân liên tục tổ chức những cuộc đấu tranh tuyệt thực với các khẩu hiệu yêu cầu nhà cầm quyền cho ăn uống đủ tiêu chuẩn và bảo đảm chất lượng, vệ sinh… Dù bị kẻ địch đàn áp dã man, các chiến sỹ vẫn không sờn lòng, nhụt chí. Sức mạnh đấu tranh đã kết thành làn sóng, khiến cho kẻ địch nhiều khi khiếp sợ và nhượng bộ giải quyết yêu cầu của tù nhân.

Phần “Lửa thiêng cháy mãi" giới thiệu những hình ảnh thế hệ hôm nay đã và đang tiếp nối truyền thống của cha anh, chung tay lan tỏa ngọn lửa của lòng yêu thương, tình tương thân tương ái trong xã hội. Ngọn lửa thiêng ấy đã góp phần thắp lên niềm tin, tạo động lực to lớn, để mỗi người vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, để xây dựng đất nước Việt Nam đoàn kết, an toàn và nhân ái.

Kể từ 2020 đến nay, dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành du lịch, vì vậy, việc chủ động thích ứng và có những cách làm mới, sáng tạo như Di tích Nhà tù Hỏa Lò hết sức ý nghĩa, được công chúng đánh giá rất tích cực.

Như, trước đó, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đã mang đến cho khách du lịch khi tham gia chương trình trải nghiệm đêm Nhà tù Hỏa Lò mang tên “Đêm linh thiêng: Sống như những đóa hoa”.. Hành trình khám phá di tích nhà tù Hỏa Lò được kể thông qua câu chuyện về những người phụ nữ từng bị thực dân Pháp bắt, tù đày trong nhà tù Hỏa Lò. Những câu chuyện, hoạt cảnh được kể lại ngay trong phòng giam chật chội, hay bên cạnh chiếc máy chém của thực dân Pháp khiến khách tham quan có cảm nhận rõ rệt về sự khắc nghiệt chốn lao tù; đồng thời thêm ngời sáng tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc của những chiến sĩ cách mạng.

Trưởng Ban Quản lý di tích nhà tù Hỏa Lò Nguyễn Thị Bích Thủy - chia sẻ, trung bình, mỗi năm Di tích Nhà tù Hỏa Lò đón hàng trăm nghìn khách tham quan. Đây là nơi nhiều cơ quan, trường học... chọn làm địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, thông qua thực tế đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng trong lao tù. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19, làm thế nào để mang lại những trải nghiệm vừa mới mẻ, vừa chân thực, để mọi người hiểu thêm về những khắc nghiệt của lao tù, qua đó làm sáng lên tinh thần cách mạng là điều mà Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò luôn suy nghĩ để tìm ra cách làm hiệu quả nhất.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội