Dệt may quý II/2017: Tự tin với mức tăng trưởng 10%

Đơn hàng khởi sắc đã giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) dệt may quý I/2017 tấp nập hơn so với cùng kỳ năm 2016. Từ kết quả này, ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - đã đưa ra dự báo khả quan cho ngành trong quý II.
Dệt may quý II/2017: Tự tin với mức tăng trưởng 10%
Dệt may Việt Nam đã tăng trưởng lớn hơn mong đợi - Ảnh: Internet

Quý I, dệt may Việt Nam (DMVN) đã tăng trưởng lớn hơn mong đợi, theo ông, ngành có tiếp tục duy trì được hiện trạng này trong quý II/2017?

Trong quý I, DMVN đã đạt 6,75 tỷ USD giá trị xuất khẩu, tăng trưởng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Mức độ tăng trưởng ở các thị trường truyền thống như Mỹ và EU không cao, chỉ khoảng 6,3 - 6,4%. Tuy nhiên, tại nhiều thị trường mới đã tăng trưởng rất tốt, như: Nga 115%, Thái Lan 17%, Indonesia 11%, Singapore 38%, Lào 24,5%, Campuchia 36%, Braxin và Ấn Độ tăng trưởng 34%, Hàn Quốc tăng 14%.

Những mặt hàng truyền thống như: Áo thun, quần tiếp tục duy trì tăng trưởng với tốc độ 13 - 17%, veston tăng 15%, áo sơ mi, jacket chỉ tăng khoảng 1%. Một số mặt hàng mới như: Đồ bơi, quần áo mưa, khăn tăng từ 29-41%, quần áo gió tăng tới 18 lần. Việc có nhiều sản phẩm mới và nhiều cách tiếp cận thị trường đã và đang từng bước đem lại cho ngành tốc độ tăng trưởng cao, ổn định hơn và ít phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.

Dệt may quý II/2017: Tự tin với mức tăng trưởng 10%
Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)

Trong quý II, dự báo tăng trưởng 10% của DMVN là khả thi. 6 tháng cuối năm có duy trì được hay không sẽ phải đợi hết quý II, khi việc thương lượng các đơn hàng đã hoàn thành thì mới có lời giải rõ ràng. Tuy nhiên, với kết quả đã đạt được trong quý I; sự phục hồi của thị trường nhập khẩu chính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và nếu tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới không có biến động lớn, năm 2017, DMVN đặt mục tiêu phấn đấu đạt 31-32 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Trước khả năng Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), DMVN đã có những chiến lược điều chuyển thị trường như thế nào, thưa ông?

Trước hết cần phải nhấn mạnh, Việt Nam chưa có TPP, tăng trưởng của ngành hoàn toàn dựa trên năng lực cạnh tranh và nhu cầu của thị trường. Trước đây khi đưa ra kịch bản nếu có TPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU thì ngành sẽ tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, khi không còn hoặc chưa rõ thời điểm các hiệp định có hiệu lực thì DN điều chỉnh chiến lược dựa trên cơ sở năng lực cạnh tranh thực. Chính vì vậy, mục tiêu tăng trưởng cho năm 2017 của DMVN là 8 - 10%, chứ không phải 15 - 17% như kịch bản có TPP.

Để đạt được mục tiêu trên, các DN cần khai thác cao nhất hiệu suất của tài sản cố định, tập trung đầu tư mới để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh với trình độ công nghệ cao hơn, nhất là trong bối cảnh xuất hiện làn sóng công nghiệp lần thứ 4 trong hệ thống dệt may. Đây là áp lực lớn buộc DN tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng để trong 10 năm tới, với hệ thống dệt may đang có, đang đầu tư, tiếp tục mở rộng hoặc thay thế sẽ không trở nên lỗi thời mà vẫn duy trì được năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo ông, DN dệt may trong nước nhận thức như thế nào về xu thế đầu tư công nghệ trong thời gian tới?

Các DN đã nhận thức rất tốt về việc ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động sẽ trở thành yếu tố tiên quyết trong cạnh tranh. Vì vậy, ở khu vực sản xuất nguyên liệu như: Sợi - dệt - nhuộm sẽ hướng tới đầu tư công nghệ tự động, bởi lượng lao động không đòi hỏi nhiều nhưng sản xuất phải ở trình độ công nghệ tốt.

Khu vực may sử dụng nhiều lao động nên trong kế hoạch đầu tư nâng cấp, tự động hóa cần cân đối hài hòa giữa tạo việc làm và cập nhật trình độ công nghệ. Theo dự báo của Vinatex và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, không thể có sự thay đổi đột ngột từ hệ thống công nghệ này sang hệ thống công nghệ khác mà sẽ có một thời gian chuyển tiếp. Vì vậy, khi đầu tư mới, DN phải hướng tới đầu tư công nghệ tự động trong khi vẫn cần duy trì sản xuất, khai thác hiệu quả hệ thống công nghệ hiện tại. Từng bước chuẩn bị cho 5 năm tới, khi bước vào chu kỳ thay đổi mạnh mẽ hơn về trình độ công nghệ tại các DN dệt may.

Xin cảm ơn ông!

Việt Nga ghi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động