Đến năm 2050, tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa sẽ được linh hoạt chuyển đổi

PV

PV

Chính phủ ban hành nghị quyết thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, trong đó chú trọng quản lý nghiêm ngặt đất trồng lúa.
Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa trong thời kỳ 2021-2030

Phân bổ nguồn lực đất đai, bảo đảm sự thống nhất

Ngày 5/9/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.

Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thống nhất trong công tác chỉ đạo các bộ ngành, các cấp, các tổ chức quán triệt, triển khai, tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15.

Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 nhằm phát huy, triển khai có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết, phân bổ hợp lý, phát huy tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế, xã hội trong đó tập trung bảo đảm việc sử dụng đất có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, làm cơ sở cho quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất; bảo đảm tính liên vùng, liên tỉnh, kết nối giao thông, hành lang kinh tế ven biển, trọng điểm và quốc tế; gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn; giữa yêu cầu công nghiệp hóa với nhu cầu đô thị hóa trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Đến năm 2050, tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa sẽ được linh hoạt chuyển đổi
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết trong đó quy định tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa sẽ được linh hoạt chuyển đổi nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện (ảnh minh họa)

Bảo đảm sự thống nhất từ trung ương đến địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng; bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, di tích lịch sử, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số; định hướng cho không gian phát triển, khai hoang, lấn biển.

Phân bổ nguồn lực đất đai phù hợp cho từng thời kỳ, trên cơ sở nguyên tắc thị trường và phát triển bền vững; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội dựa trên sự cân bằng và khả năng của hệ sinh thái, bảo vệ, phục hồi đất bị suy thoái, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; được phân kỳ để khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững, tiết kiệm, hiệu quả.

Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển; Quy hoạch sử dụng đất phải bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao…

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai

Để đạt được các mục tiêu, định hướng nêu trên, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cần xây dựng kế hoạch hành động triển khai, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch; cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp.

Không để thất thu thuế Nhà nước

Hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo không gian cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo quỹ đất ở vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu từ đất đai;

Hoàn thiện các quy định để quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đảm bảo yêu cầu minh bạch và không để thất thu thuế nhà nước;

Hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, rút gọn các thủ tục hành chính; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất; Tăng cường phân công, phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp;

Quan tâm thu hút đầu tư, phát triển tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, định mức, quy định về suất đầu tư trên một đơn vị diện tích để bảo đảm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai.

Phấn đấu đến năm 2025 kết nối liên thông hệ thống thông tin đất đai

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành tập trung đẩy mạnh về khoa học và công nghệ. Trong đó, đẩy nhanh chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thiện, kết nối liên thông hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tập trung, thống nhất, trong đó có dữ liệu về quy hoạch quản lý cập nhật biến động đến từng thửa đất, công bố công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc lập và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dự báo, cảnh báo điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và hội nhập quốc tế.

Về nguồn lực, Chính phủ yêu cầu bảo đảm nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tập trung, thống nhất; bảo đảm nguồn lực thực hiện các chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi quỹ đất bị suy thoái, Chính phủ yêu cầu khai thác hợp lý, hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng, đất bãi bồi ven sông, ven biển cho phát triển rừng, phát triển cây xanh trong đô thị và khu công nghiệp; quản lý chặt chẽ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; thúc đẩy, khuyến khích phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình tuần hoàn, ít phát thải khí nhà kính, bảo đảm quỹ đất cho phát triển các khu xử lý, tái chế rác thải liên vùng, liên tỉnh; lựa chọn các công nghệ tiên tiến, công nghệ ít phát thải trong thu hút các dự án có sử dụng đất với các khu vực nhạy cảm về môi trường; tăng cường các giải pháp cải tạo, bảo vệ môi trường đất, nước và đa dạng sinh học, đặc biệt đối với đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hóa; ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất, ô nhiễm đất

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng; xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất, hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao loạt cây xanh ở Hà Nội bị chặt trơ trụi?

Vì sao loạt cây xanh ở Hà Nội bị chặt trơ trụi?

Hàng loạt cây xanh ở quận Cầu Giấy Hà Nội bị cắt trơ trụi, nhiều cây bị cắt ngang thân khi mùa nắng nóng cao điểm đang diễn ra.
Theanh28, Nhật Hải Biết Tuốt và Ngũ A Ca gỡ video về nữ nhân viên ngân hàng

Theanh28, Nhật Hải Biết Tuốt và Ngũ A Ca gỡ video về nữ nhân viên ngân hàng

Sau phản ánh của Báo Công Thương, Theanh28, Nhật Hải Biết Tuốt và Ngũ A Ca đã gỡ video nhạy cảm liên quan tới nữ nhân viên mặc đồng phục ngân hàng VIB.
Hà Nội: Sẵn sàng cho gần 250.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội: Sẵn sàng cho gần 250.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Với số lượng thí sinh dự thi thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 tăng nhiều hơn so với năm ngoái, Hà Nội đang chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ thi
Chưa nhất quán phương pháp xác định hàm lượng silic trong phân bón

Chưa nhất quán phương pháp xác định hàm lượng silic trong phân bón

Hiện nay, phương pháp xác định hàm lượng silic dễ tiêu cho cây trồng trong mẫu phân bón vẫn còn chưa nhất quán, gây khó khăn trong khâu công bố, kiểm tra.
Doanh nghiệp sử dụng lao động thế nào để không vi phạm cam kết hội nhập?

Doanh nghiệp sử dụng lao động thế nào để không vi phạm cam kết hội nhập?

Theo quy định, lao động chưa thành niên chỉ làm công việc phù hợp với sức khỏe, song thực tế tình trạng tuyển dụng lao động dưới 18 tuổi vẫn diễn ra tràn lan.

Tin cùng chuyên mục

Sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh), Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xác minh nguyên nhân sự cố

Sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh), Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xác minh nguyên nhân sự cố

Liên qua đến sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện một số nhiệm vụ nhằm khắc phục hậu quả
Kiểm toán Nhà nước tiếp tục đồng hành vì nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững

Kiểm toán Nhà nước tiếp tục đồng hành vì nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững

Trong 30 năm xây dựng và trưởng thành, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý trên 738 nghìn tỷ đồng, giúp tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước.
Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan chức năng xác định, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và mẫu thực phẩm lấy ở tiệm bánh mì cô Băng (TP. Long Khánh, Đồng Nai) đều bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh không phát hiện ngộ độc tập thể tại Trường Tiểu học Linh Chiểu (Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4), khiến 82 học sinh nghỉ học cùng lúc.
McDonald

McDonald's 'câu khách' từ câu chuyện thương tâm của Mèo Béo, nghĩ về văn hóa kinh doanh

Dù McDonald's đã đăng đàn xin lỗi, song từ việc lợi dụng câu chuyện thương tâm của Mèo Béo để 'đu trend' bán hàng cần nghĩ đến văn hóa kinh doanh hiện nay.
Chấp thuận việc cấm ô tô tải từ 3 trục qua cầu Rạch Miễu vào giờ cao điểm

Chấp thuận việc cấm ô tô tải từ 3 trục qua cầu Rạch Miễu vào giờ cao điểm

Cục Đường bộ Việt Nam đồng ý với đề nghị của Ban ATGT tỉnh Tiền Giang về việc cấm xe tải từ 3 trục trở lên lưu thông qua cầu Rạch Miễu vào giờ cao điểm.
Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ, tuy nhiên người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố vẫn chưa được hỗ trợ.
Công đoàn ngành Công Thương Quảng Bình tích cực hưởng ứng Tháng Công nhân 2024

Công đoàn ngành Công Thương Quảng Bình tích cực hưởng ứng Tháng Công nhân 2024

Tháng Công nhân năm 2024, Công đoàn ngành Công Thương Quảng Bình tổ chức nhiều hoạt động nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động.
Việt Nam đối thoại Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Việt Nam đối thoại Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 7/5/2024 tại Geneva (Thụy Sỹ), Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia Phiên đối thoại về UPR chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Xanh hóa bao bì - chiến lược phát triển bền vững của ngành thực phẩm

Xanh hóa bao bì - chiến lược phát triển bền vững của ngành thực phẩm

Xanh hóa bao bì thực phẩm không chỉ là một xu hướng, còn là sự chuyển đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu dùng xanh và yêu cầu về môi trường.
Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 2024 có giấc mơ gì?

Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 2024 có giấc mơ gì?

Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 đã nhận được 1,5 triệu bức thư tham gia. Giải nhất thuộc về nam sinh tại TP. Đà Nẵng.
Khánh Hoà: Triển lãm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khánh Hoà: Triển lãm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh tư liệu, tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được trưng bày, giới thiệu đến người dân, du khách tại Nha Trang - Khánh Hoà.
Hà Tĩnh thông tin rõ hơn về vụ tai nạn sạt lở gần đường dây 500kV mạch 3

Hà Tĩnh thông tin rõ hơn về vụ tai nạn sạt lở gần đường dây 500kV mạch 3

Tại cuộc họp giao ban tiến độ đường dây 500kV mạch 3 sáng ngày 7/5, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thông tin rõ hơn về vụ tai nạn.
Từ Huổi He đến Chiến thắng Điện Biên Phủ

Từ Huổi He đến Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'

Chính quyết định chuyển phương châm tiêu diệt địch sang 'đánh chắc, tiến chắc' tại Huổi He là dấu mốc vàng mở ra Chiến thắng Điện Biên Phủ 'chấn động địa cầu'.
‘Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử’: Vang vọng khúc hùng ca

‘Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử’: Vang vọng khúc hùng ca

Tối 6/5, tại TP. Điện Biên Phủ đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”.
Điện Biên Phủ - Họ đã đến, đã thấy… và đã viết

Điện Biên Phủ - Họ đã đến, đã thấy… và đã viết

Những nhà văn, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hôm nay tuy tất cả đã về nơi cõi Phật,nhưng với bạn đọc họ còn mãi một Điện Biên oai hùng của một thời trai trẻ
Tài liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ: Những trang sử thiêng liêng, sống mãi cùng thời gian

Tài liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ: Những trang sử thiêng liêng, sống mãi cùng thời gian

Gần 200 tài liệu lưu trữ gốc quý hiếm về Chiến dịch Điện Biên Phủ được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III công bố dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thời tiết hôm nay ngày 7/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác

Thời tiết hôm nay ngày 7/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 7/5/2024: Mưa vừa, mưa to ở vùng núi Bắc Bộ, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa lớn cục bộ, Nam Bộ nắng nóng.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/5/2024: Có mưa rào và dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/5/2024: Có mưa rào và dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 7/5/2024, ở Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/5/2024: Hà Nội mưa dông, có khả năng xảy ra lốc sét, gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/5/2024: Hà Nội mưa dông, có khả năng xảy ra lốc sét, gió mạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/5/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động