Xóa nhà tạm, nhà dột nát, cách làm hay từ địa phương

Xóa nhà tạm, nhà dột nát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã gợi mở nhiều cách làm hay từ các địa phương.
Xóa nhà tạm: Một nghĩa cử cao đẹp và nhân văn Thủ tướng: Cả nước phải xoá 459 căn nhà tạm, nhà dột nát mỗi ngày Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nhiều địa phương đăng ký về đích trước hẹn

3 gợi mở từ tư lệnh ngành Nông nghiệp và Môi trường

Tại phiên họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo, tại trụ sở Chính phủ chiều 10/3, ông Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường - cho biết, qua theo dõi, rất nhiều địa phương có nhiều cách làm hay.

Phiên họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chiều 10/3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chiều 10/3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ nhất, một số địa phương có điều kiện đã hỗ trợ cho địa phương khó khăn. Cụ thể như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Dương đã hỗ trợ cho nhiều tỉnh nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện việc này.

Thủ tướng có nêu vấn đề là việc địa phương có điều kiện hơn hỗ trợ các địa phương khác có vướng không? Thực ra nếu làm linh hoạt thì không vướng, ví dụ địa phương này hỗ trợ địa phương khác để làm nhà cho người nghèo ở vùng thiên tai thì thông qua hội đồng nhân dân phê duyệt và hòa vào nguồn làm nhà cho chương trình.

Thứ hai, nhiều địa phương đã xây dựng đề án Hỗ trợ nhà ở chung, bằng việc lồng ghép, hưởng ứng của các chương trình mục tiêu quốc gia với nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và nguồn vốn xã hội hóa để phê duyệt chung một đề án hội đồng nhân dân phê duyệt.

Làm như vậy rất linh hoạt, tức là đối tượng theo chương trình nào thì hưởng nguồn từ chương trình đó, còn lại là các nguồn vốn khác. Ví dụ cách làm này của Yên Bái làm rất hiệu quả, rất linh hoạt. Các địa phương cũng đã chủ động tăng mức hỗ trợ lên, không chờ Trung ương quyết định vừa rồi là 60/30 triệu đồng (xây mới/cải tạo sửa chữa nhà); nhiều địa phương đã huy động các nguồn xã hội hóa hay nguồn của địa phương để nâng mức lên là 50/25 hoặc 60/30.

Thứ ba, một số địa phương rất linh hoạt trong thực hiện chương trình, nhất là vấn đề đất đai. Hiện nay, pháp luật về đất đai đã quy định rất linh hoạt và chi tiết việc bảo đảm quỹ đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phương đã vận dụng linh hoạt.

Ví dụ như trong trường hợp thiên tai, hiện nay luật cho phép trong trường hợp khẩn cấp chưa nhất thiết phải đưa đất vào kế hoạch sử dụng mà có thể làm trước, sau đó cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp sau.

Hay có những địa phương làm theo hướng khoán. Ví dụ như là kinh phí tỉnh phân bổ chung, huyện chịu trách nhiệm lo đất, xã chịu trách nhiệm lo nhân công mà chủ lực ở đây là dân quân, du kích, công an, thanh niên…. Cũng có địa phương phân cho mỗi cán bộ tỉnh phụ trách một xã nghèo để lo thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở. Đây là những cách làm hay của nhiều địa phương.

Điểm tên 2 vướng mắc; đề xuất 2 kiến nghị

Dù vậy, trong việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, theo tư lệnh ngành Nông nghiệp và Môi trường, hiện vẫn còn 2 vướng mắc.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ nhất, là giao vốn năm 2025 hiện nay phần giao chi tiết Quốc hội đã phân rồi. Đề nghị Bộ Tài chính sớm trình Thủ tướng ban hành, nhất là phần nhà cho người có công. Hiện nay nhiều hộ có công là hộ nghèo nhưng đi theo chương trình nhà ở có công nên chưa có. Hộ nghèo mà không phải người có công thì được hỗ trợ trước, hộ nghèo người có công lại phải chờ thì cũng gây ra tâm lý đối với các hộ gia đình người có công.

Thứ hai, là một số địa phương phản ánh hiện nay thiếu đất sạch, đất làm nhà ở cho hộ nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng tôi xin chia sẻ khó khăn này của các địa phương, nhất là các trường hợp ở vùng miền núi, nhiều hộ nghèo hay là tách hộ. Ví dụ bố mẹ có đất mà tách ra là con cái không có đất, hay là một số trường hợp do thiên tai thì không có đất. Đây là một vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho hay, hiện nay trong Luật Đất đai đã quy định đầy đủ 5 vấn đề.

Thứ nhất, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm đất ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ thậm chí trước đây có đất rồi nhưng nay ví dụ thừa kế cho con rồi nên thiếu thì vẫn được hỗ trợ tiếp.

Thứ hai, là miễn tiền sử dụng đất đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Các trường hợp này nếu có quỹ đất giao cho bà con thì không lo vấn đề kinh phí vì thuộc chính sách và tiền sử dụng đất.

Thứ ba, Luật giao cho hội đồng nhân dân được ban hành chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tức là tùy theo điều kiện địa phương có thể quy định những chính sách thông thoáng hơn, thuận lợi hơn, không bị vướng và hoàn toàn thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân tỉnh.

Trường hợp nếu phải thu hồi bồi thường, hỗ trợ tái định cư để có quỹ đất hỗ trợ cho hộ nghèo thì tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư được lấy từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương nên cũng không bị vướng.

Trường hợp khẩn cấp, cấp bách như thiên tai thì có thể thực hiện giải phóng mặt bằng giao quỹ đất để xây nhà trước, sau đó cập nhật bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện sau, cũng không bị vướng. Vấn đề hoàn toàn thuộc thẩm quyền của địa phương nên có thể giải quyết rất linh hoạt.

“Chúng tôi cũng đề nghị nên lựa chọn theo hướng xem xét ghép vào các khu dân cư có sẵn chứ tìm các quỹ đất mới quy mô lớn để bố trí cho nhiều hộ ở miền núi là hết sức khó khăn. Nên vận động bà con, những người có đất ở trong khu dân cư có sẵn chia sẻ cho các hộ nghèo khác. Cách làm này một số địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La làm rất tốt, các địa phương khác có thể tham khảo kinh nghiệm”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chia sẻ.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng đưa ra 2 kiến nghị đề xuất trong việc triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Thứ nhất, đề nghị Bộ Tài chính sớm báo cáo theo hướng chi tiết vì đã có kế hoạch rồi.

Thứ hai, liên quan đến vấn đề giải quyết đất để có quỹ đất làm nhà ở cho hộ nghèo ở các địa phương, đề nghị các địa phương hết sức chủ động. Ngoài ra, cách thức phê duyệt đề án chung theo hướng tích hợp các nguồn vốn của chương trình như một số địa phương làm chúng tôi thấy rất hay. Những địa phương mà khối lượng lớn có thể làm theo hướng này để trình đề án của hội đồng nhân dân tỉnh và tích hợp các nguồn lực vào làm, sẽ rất bài bản và hiệu quả.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho hay, theo xác định nhu cầu thì có khoảng 95.700 hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, trong đó xây mới hơn 61.000 căn và sửa chữa nhà tạm là 32.650 căn.

Về kinh phí, theo mức ngày xưa 40 triệu xây mới và sửa chữa 20 triệu thì tổng cộng là 3.173 tỷ, trong đó năm 2023 đã giao được 1.020 tỷ, năm 2024 đã giao 1.306 tỷ và phần còn lại giao trong 2025 là 767 tỷ, tương ứng với số ban đầu xác định là hơn 92.000 căn. Hôm nay phát sinh thêm 3.000 căn nữa và nếu tính cả số này thì sẽ còn 848 tỷ.

Về tình hình thực hiện, năm 2023 đã thực hiện được hơn 16.000 căn, năm 2024 được 31.400 căn, tổng cộng 57.346 căn, tương đương với 60% tổng khối lượng phải thực hiện theo chương trình. Số còn lại của năm 2025 là 38.322 căn.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Trong việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức truyền thống, có thể lấy ý kiến thông qua app VNeID.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với chủ trương báo cáo Quốc hội về việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân các cấp.
Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến

Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến '4 hơn' đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới

Chuyến thăm 4 nước Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ tạo động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình".
Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Thông tin tại họp báo chiều 4/5, đại diện Văn phòng Quốc hội cho biết: Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp.

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Sáng 4/5, Tổng thống Sri Lanka đã đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Đó là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975-1/5/2025) diễn ra tại huyện Côn Đảo tối ngày 3/5.
Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Chiều 3/5/2025, tại huyện Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Chiều 3/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày trên toàn quốc được tổ chức tại Côn Đảo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Ngày 3/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã làm việc tại Cảng hàng không Côn Đảo; viếng Nghĩa trang Hàng Dương, Hàng Keo,...
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.
Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Quy định mới chuẩn hóa tiêu chí công nhận chuyên gia, nhà khoa học, tổng công trình sư trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh, có hiệu lực từ 1/7/2025.
Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật. Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Sáp nhập tỉnh: Cơ hội

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội 'vàng' tăng trưởng công nghiệp, thương mại

Việc sáp nhập tỉnh, thành lập mới các xã là cơ hội “vàng” mở rộng không gian phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Trong sự thành công của chuỗi các sự kiện lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có đóng góp rất lớn của Công an TP. Hồ Chí Minh.
Thăm nơi Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch giải phóng miền Nam

Thăm nơi Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch giải phóng miền Nam

Dịp lễ 30/4 năm nay, Hoàng thành Thăng Long thu hút du khách đến tham quan di tích D67, nơi Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có những quyết sách quan trọng.
Đường vành đai 3 kẹt cứng ô tô về nghỉ lễ 30/4

Đường vành đai 3 kẹt cứng ô tô về nghỉ lễ 30/4

Sáng 30/4, đường vành đai 3 ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài từ nút giao Big C tới lối ra cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (quãng đường dài khoảng 8,4km).
Các khối diễu binh Trung Quốc, Lào, Campuchia tạo ấn tượng tốt đẹp về tình hữu nghị

Các khối diễu binh Trung Quốc, Lào, Campuchia tạo ấn tượng tốt đẹp về tình hữu nghị

Tham gia lễ diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có quân đội các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Bí thư Đoàn phát biểu trong đại lễ: Nhìn lên bầu trời và thấm thía ‘Hoà bình đẹp lắm’!

Bí thư Đoàn phát biểu trong đại lễ: Nhìn lên bầu trời và thấm thía ‘Hoà bình đẹp lắm’!

Đó là chia sẻ của Huỳnh Mạnh Phương, Bí thư Đoàn trường Kinh tế Luật – Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành sáng nay.
Vị tướng 17 tuổi đi đánh giặc nói gì với thế hệ trẻ trong phát biểu tại đại lễ kỷ niệm?

Vị tướng 17 tuổi đi đánh giặc nói gì với thế hệ trẻ trong phát biểu tại đại lễ kỷ niệm?

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ đã phát biểu về khoảnh khắc chiến thắng tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chùm ảnh: Lễ diễu binh, diễu hành - trào dâng niềm tự hào về non sông đất nước

Chùm ảnh: Lễ diễu binh, diễu hành - trào dâng niềm tự hào về non sông đất nước

Lễ diễu binh, diễu hành vào sáng 30/4, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được diễn ra trong không khí hào hùng, trang nghiêm.
Đại sứ các nước chúc mừng thành tựu phát triển của Việt Nam

Đại sứ các nước chúc mừng thành tựu phát triển của Việt Nam

Nhân dịp Việt Nam long trọng tổ chức hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại sứ các nước tại Việt Nam đã có những chia sẻ.
Phó Thủ tướng: Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng: Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngoại giao "tâm công" Việt Nam đã thu phục lòng người bằng chính nghĩa, lẽ phải và đạo lý, tạo nên mặt trận nhân dân rộng khắp ủng hộ Việt Nam.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình Mùa xuân thống nhất

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình Mùa xuân thống nhất

Tổng Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các nước dự Chương trình Mùa xuân thống nhất kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Mobile VerionPhiên bản di động