Thứ tư 27/11/2024 23:46

Đề xuất hỗ trợ các dự án 'nâu' tiếp cận tài chính xanh để chuyển đổi sang dự án 'xanh'

Tài chính xanh là yếu tố quan trọng để hướng tới mục tiêu Net Zero. Trong đó, có sử dụng tài chính xanh để doanh nghiệp chuyển dự án 'nâu' sang dự án 'xanh'.

Ưu tiên phát triển tài chính xanh để Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

TS. Lại Văn Mạnh – Trưởng ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, thế giới đang đối mặt với 6 cuộc khủng hoảng lớn đó là: Biến đổi khí hậu; suy giảm đa dạng sinh học; chất thải phát sinh; cạn kiệt tài nguyên; đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, nhiên liệu; vấn đề việc làm, đói nghèo, xung đột. “Lời giải” để hài hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường là chuyển đổi xanh. Từ nhu cầu thúc đẩy xanh dẫn đến nhu cầu vay (ngân hàng, trái phiếu, vay để đầu tư các mục tiêu công) tăng lên để đầu tư vào các dự án xanh. “Tại COP 26, có hơn 480 định chế tài chính toàn cầu cùng ký một bản cam kết chuyển dịch dòng tài chính từ việc cho vay các dự án “nâu” sang dự án “xanh”. Từ cam kết toàn cầu này dẫn đến dòng vốn trên thị trường thế giới có xu hướng dịch chuyển sang các dự án thân thân thiện với môi trường và các dự án có lợi cho môi trường”, TS. Lại Văn Mạnh thông tin.

Cần ưu tiên phát triển thị trường tài chính xanh để thúc đẩy đầu tư xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Theo TS. Lại Văn Mạnh, thông qua đầu tư việc đầu tư vào các dự án xanh tạo ra lợi ích cho tất cả các bên trong xã hội. Đối với doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp thúc đẩy dự án xanh sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh. “Trong quá trình chúng tôi lấy ý kiến doanh nghiệp để làm văn bản pháp luật, đặc biệt là xây dựng tiêu chí xanh, rất nhiều doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cần tiêu chí xanh hơn là cần ưu đãi. Vì thông tiêu chí xanh mang lại hình ảnh, giá trị cho doanh nghiệp”, TS. Lại Văn Mạnh nói và viện dẫn “Thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết, nếu được chứng nhận là dự án xanh thì giá bất động sản của họ tăng lên rất mạnh”. Các dự án xanh cũng sẽ thúc đẩy tích cực các vấn đề môi trường, xã hội, kinh tế.

Theo ông Đoàn Trường Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), biến đổi khí hậu đang đe doạ đến sự phát triển bền vững của Việt Nam. Vì vậy, thúc đẩy /chu-de/tai-chinh-xanh.topic và phát triển thị trường tài chính xanh là yếu tố then chốt, cần được ưu tiên thúc đẩy trong hành trình hướng tới mục tiêu Net Zero. “Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, bên cạnh phát huy nội lực, Việt Nam cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Trong đó, phát triển thị trường tài chính xanh và thị trường carbon là những ưu tiên cần thực hiện sớm và cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp”, ông Đoàn Trường Giang nói.

Hệ thống điện mặt trời mái nhà của một doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng để giảm sử dụng năng lượng hóa thạch

Đề xuất hỗ trợ nhóm dự án có tính chất “nâu” được tiếp cận tài chính xanh để chuyển đổi sang dự án “xanh”

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), mục tiêu hướng tới Net Zero của Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng của các tổ chức tài chính và các chính sách phát triển thị trường tài chính xanh, đầu tư xanh.

TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển đổi từng bước sang xanh. Tuy nhiên, nếu thực sự chuyển đổi bản chất dự án nâu (dự án sử dụng tài nguyên thiên nhiên, năng lượng hóa thạch, nhiều phát thải carbon…) sang dự án xanh (kinh tế tuần hoàn, sử dụng năng lượng tái tạo, ít phát thải carbon, thân thiện môi trường…) thì cần nguồn vốn vô cùng lớn để chuyển đổi công nghệ, khoa học kỹ thuật. Vì vậy, rất cần thiết thúc đẩy tài chính xanh để doanh nghiệp tiếp cận.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Viết đánh giá, hiện nay việc tiếp cận nguồn tài chính xanh, cụ thể là tín dụng xanh của doanh nghiệp còn rất khó khăn, bởi chưa có bộ tiêu chí cụ thể đánh giá thế nào là dự án xanh. Do đó, cần sớm có bộ tiêu chí về dự án xanh giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận nguồn tín dụng xanh, thúc đẩy đầu tư xanh, chuyển đổi xanh.

TS. Lại Văn Mạnh cho hay, tại Việt Nam, đến 30/9/2024, đã có 50 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt trên 665 nghìn tỷ đồng, tăng 7,11% so với cuối năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm hơn 43%) và nông nghiệp xanh (trên 30%). Một vài ngân hàng của Việt Nam đã phát hành gói trái phiếu xanh như EVNFinance; BIDV… Đây là những yếu tố cho thấy xu hướng chuyển đổi xanh, tài chính xanh tại Việt Nam đang phát triển.

Đề xuất tạo điều kiện để nhóm doanh nghiệp, dự án có tính chất 'nâu' được tiếp cận tài chính xanh để đầu tư máy móc, công nghệ chuyển đổi sang dự án 'xanh'

Theo TS. Lại Văn Mạnh, Việt Nam cũng đã bước đầu hình thành được những khung khổ chính sách nhất định về tài chính xanh, tín dụng xanh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tín dụng xanh, hiện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đang tích cực phối hợp với các bên liên quan để xây dựng Danh mục phân loại xanh – Bộ tiêu chí môi trường cho các dự án được cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh. “Đây là một công cụ rất quan trọng để giúp các tổ chức cá nhân nhận diện thế nào là một dự án xanh”, TS. Lại Văn Mạnh nói và thông tin thêm, “Danh mục phân loại xanh Việt Nam được tham khảo từ rất nhiều danh mục xanh của EU, Trung Quốc, ASEAN… và đối chiếu với hệ thống pháp luật Việt Nam để tạo ra bộ tiêu chuẩn đầy đủ và thuận lợi áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Danh mục phân loại xanh đang được đề xuất có nhiều loại hình dự án, trong đó, đáng chú ý là có nhóm chuyển đổi xanh. “Đây là nhóm những dự án “nâu” có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn và nguy cơ phát sinh chất thải rất cao. Nếu nhóm này chuyển đổi được thì sẽ thôi thúc toàn bộ nền kinh tế chuyển đổi xanh. Chúng tôi kiến nghị tạo điều kiện cho nhóm dự án có tính chất “nâu” nhưng thông qua nguồn tín dụng xanh để áp dụng công nghệ, kỹ thuật sẽ chuyển dịch sang “xanh” và đóng góp cho toàn bộ nền kinh tế để đạt được mục tiêu Net Zero”, TS. Lại Văn Mạnh thông tin.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi xanh

Tin cùng chuyên mục

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng