Thứ hai 18/11/2024 22:24

Đề xuất công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT trước ngày 31/3 hàng năm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đối với hình thức tuyển sinh thi vào lớp 10 THPT, môn thi thứ ba sẽ được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm học 2024 - 2025 là năm khép kín chu kỳ thực hiện Chương trình giáo dục 2018 từ lớp 1 đến lớp 12. Theo đó, năm học này thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) và thi tốt nghiệp THPT sẽ thực hiện theo /chu-de/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018.topic.

Để các địa phương có căn cứ triển khai chuẩn bị cho các kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dự thảo và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi xã hội về dự thảo Quy chế thi tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh THPT.

Môn thi thứ ba do địa phương quyết định

Theo dự thảo Quy chế có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và lựa chọn phương thức.

Đối với việc tổ chức thi tuyển, để đảm bảo thống nhất và đảm bảo quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, dự thảo Quy chế quy định chung việc thực hiện 3 môn thi gồm: Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hằng năm.

Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Việc lựa chọn môn thi thứ ba có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản.

Trong khi đó, bài thi tổ hợp các môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.

Về thời gian thi, dự thảo Quy chế quy định Ngữ văn là 120 phút; Toán là 90 phút hoặc 120 phút; môn thi thứ ba là 60 phút hoặc 90 phút; bài thi tổ hợp là 90 phút hoặc 120 phút.

Nội dung thi tuyển sinh lớp 10 THPT nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9.

Đề xuất công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT trước ngày 31/3

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo việc tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp trường THCS có số học sinh đăng kí vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh thì được thực hiện tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Căn cứ để xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.

Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học hướng dẫn việc tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

3 nguyên tắc cốt lõi xây dựng thi tuyển

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT được xây dựng từ 3 quan điểm, nguyên tắc cốt lõi.

Thứ nhất, gọn nhẹ, không gây áp lực và tốn kém. Đây là quan điểm xuyên suốt được nhấn mạnh trong Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo; nhất là ở nội dung về đổi mới kiểm tra đánh giá. Quan điểm này tiếp tục được thể hiện trong Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

Thứ hai, phải thúc đẩy hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục toàn diện, để học sinh có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đủ điều kiện để tiếp tục học lên THPT; hoặc nếu chuyển đổi phân luồng, học nghề cũng cóđược nền tảng về phẩm chất, năng lực để học, thực hành nghề nghiệp ngay.

Ngoài ra, môn thi, phương thức tuyển sinh cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá cuối kỳ; giúp học sinh có đầy đủ phẩm chất, năng lực, phù hợp với xu thế đổi mới và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định khung quy chế, bảo đảm mặt bằng chung để phục vụ công tác quản lý Nhà nước trong kiểm tra, thanh tra, đánh giá; đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc phân cấp, phân quyền, rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học có trường THCS, THPT.

Dự thảo Quy chế cũng Quy định khung một số yêu cầu về việc ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi và công bố kết quả, điểm chuẩn, chế độ tuyển thẳng, chế độ ưu tiên… để bảo đảm chất lượng, an toàn trong tổ chức kỳ thi tại các địa phương.

Theo kế hoạch, việc ban hành Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT sẽ sớm hơn 3 tháng so với những năm trước. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, giáo viên, học sinh trong quá trình dạy - học, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.

Trước khi công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT lấy ý kiến rộng rãi xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi lấy ý kiến của 63 Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường THPT trong cả nướcvề một số nội dung của Quy chế.

Theo đó, tính đến ngày 7/10/2024 đã có 63 Sở Giáo dục và Đào tạo gửi ý kiến góp ý các nội dung về tuyển sinh THCS và THPT; đã lấy ý kiến của 8.898 cơ sở giáo dục trung học tại 63 tỉnh/thành phố, trong đó có 8.267 ý kiến đồng ý với các nội dung dự thảo chiếm 92.9%; có 631 ý kiến có đề nghị bổ sung.

Có 60/63 Sở Giáo dục và Đào tạo đồng ý phương án 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và cho rằng điều này phù hợp thực tế và giảm áp lực.

Dự kiến Thông tư Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT sẽ được hoàn thiện và ban hành trước 31/12/2024.

Minh Quang - Tú Như
Bài viết cùng chủ đề: trung học phổ thông

Tin cùng chuyên mục

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'

Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Hà Nội: Trường Tiểu học Dịch Vọng B vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh trao bằng tốt nghiệp cho 2.245 tân thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội công bố các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc gia, quốc tế

Khó khăn trong việc xác định tổ hợp tuyển sinh của các trường đại học năm 2025

Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Đi học nơi đỉnh trời

Tổng kết Giải báo chí 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2024

Trường Đại học Điện lực hợp tác đối tác ngoại trong đào tạo nhân lực cho điện gió

Trao tặng hơn 80 ô tô, xe máy và động cơ xe máy cho 25 trường cao đẳng, trung cấp nghề

Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam giao lưu cùng sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Trao học bổng 'TTC - Nâng bước thành công' lần thứ 39 năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về đề xuất nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2023-2024

TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh bức xúc vì phải thanh toán học phí qua app của bên thứ ba