Thứ sáu 22/11/2024 11:48

Đề xuất bổ sung các nhà máy điện động cơ đốt trong

Ngày 7/10/2020, tại Hà Nội, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và Tập đoàn Wartsila Energy tổ chức Lễ công bố báo cáo "Sự cần thiết của các nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) và các ứng dụng trong hệ thống điện tương lai của Việt Nam".

Báo cáo do Viện Năng lượng thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia năng lượng từ Phần Lan nhằm nghiên cứu cách thức các nhà máy điện linh hoạt có thể hỗ trợ hệ thống điện của Việt Nam trong những năm tới. Cụ thể, báo cáo đề cập đến những thách thức hiện tại mà hệ thống điện của Việt Nam đang phải đối mặt, bao gồm tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện cao, tình trạng thiếu điện, tích hợp năng lượng tái tạo, và tiềm năng ứng dụng của các nhà máy điện ICE trong quy hoạch phát triển điện lực của Việt Nam trong tương lai. Báo cáo đánh giá các kịch bản trong các giai đoạn khác nhau: Dài hạn (2020 - 2050), trung hạn (2020 - 2030) và ngắn hạn (2020 - 2025).

Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam - Kari Kahiluoto phát biểu tại Lễ công bố báo cáo "Sự cần thiết của các nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt và các ứng dụng trong hệ thống điện tương lai của Việt Nam"

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, ông Kari Kahiluoto cho biết: Đại sứ Phần Lan đã và đang hợp tác chặt chẽ với các công ty năng lượng lớn của Phần Lan và các cấp bộ, ngành chủ chốt trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam nhằm thúc đẩy việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Việc này đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam vì đây là quốc gia nằm trong nhóm dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.

Wartsila là đơn vị tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững và đi đầu trong việc chuyển đổi năng lượng. "Tôi mong muốn được thấy các giải pháp của Wartsila song hành với việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng thể năng lượng, tạo ra sự tăng trưởng năng lượng bền vững của Việt Nam và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển tại đây" - Ông Kari Kahiluoto nhấn mạnh.

Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát biểu tại Lễ Công bố báo cáo

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời có ưu điểm là nguồn điện sạch, không phát thải, nhưng cũng mang lại không ít thách thức cho vận hành hệ thống điện. Đơn cử như điện gió và điện mặt trời là các nguồn biến đổi, với đặc trưng là biến thiên liên tục, bất định và khó dự báo, yêu cầu dự phòng cao. Các nguồn điện này cũng có hệ số công suất thấp, đặc biệt là các nguồn điện mặt trời chỉ phát công suất vào ban ngày và không đóng góp công suất trong giờ cao điểm tối.

Những thách thức trên đặt ra yêu cầu phải tăng cường sự linh hoạt trong hệ thống điện, bên cạnh các giải pháp phát triển các nguồn thủy điện tích năng, pin tích trữ năng lượng, tua bin khí chu trình đơn… Một trong những biện pháp có thể xem xét là sử dụng các động cơ đốt trong linh hoạt sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng LNG, gọi tắt là ICE.

Ông Phạm Minh Thành - Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam của Wartsila cho biết: Các nhà máy điện ICE có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong các giải pháp nhằm giải quyết những thách thức mà hệ thống điện Việt Nam đang phải đối mặt. Trong giai đoạn ngắn hạn, các nhà máy điện ICE có thể giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng một cách hiệu quả, và về lâu dài các nhà máy này có thể cung cấp nguồn dự trữ và cân bằng năng lượng tái tạo cho hệ thống điện, hướng quá trình chuyển đổi tới một tương lai có tỉ trọng năng lượng tái tạo cao.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống