Để tham gia chuỗi liên kết toàn cầu...

Xuất khẩu (XK) của Việt Nam tăng trưởng tốt những năm qua một phần nhờ việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngày một sâu rộng của sản xuất trong nước.
Để tham gia chuỗi liên kết toàn cầu...
Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, phần giá trị nước ngoài gia tăng trong tăng trưởng XK của Việt Nam đã tăng nhanh từ 21% năm 1995 lên 36% năm 2011. 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị giá XK của khối doanh nghiệp FDI là 52,54 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tăng 8,92 tỷ USD và tăng mạnh ở các hàng điện thoại các loại và linh kiện (tăng 3,06 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 2,73 tỷ USD)… Trong khi đó, tổng trị giá XK hàng hóa của khối doanh nghiệp trong nước là 25,23 tỷ USD, giảm 8,4%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp ngày càng quan trọng vào XK của Việt Nam.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để có thể thực sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì vấn đề Việt Nam hiện đang đối mặt không phải là lựa chọn “đúng” doanh nghiệp hay ngành cho 20 năm tới mà là sắp đặt đúng vị trí cấu trúc, thể chế và hạ tầng để tạo nên một nền kinh tế tư nhân mạnh mẽ.

Việt Nam đã gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu trong những ngành chủ chốt như: Thương mại, nông nghiệp, quần áo và dệt may, thiết bị vận tải và công nghệ thông tin liên lạc. Thách thức chính trong thời gian tới với các nhà hoạch định chính sách là việc tăng cường hoạt động chuỗi giá trị, đồng thời xúc tiến nâng tầm tới những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn. Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc tập trung vào các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng thấp như lắp ráp thành phẩm, nhưng tới đây, đất nước sẽ cần phải phát triển các liên kết ngược với các nhà cung cấp chi tiết, quan trọng nhất là cần xây dựng những kết cấu sáng tạo nội địa dựa trên dịch vụ nghiên cứu phát triển, thiết kế và kỹ thuật.

Ngoài ra, cải thiện khả năng liên kết và tạo thuận lợi thương mại là một trong những đề xuất mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, cần phải xóa bó khoảng cách về cơ sở hạ tầng thông qua việc tận dụng các quỹ tư nhân, nhằm hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng chất lượng cao với số lượng phù hợp; tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động logistics, hướng đến mục tiêu cuối cùng là khả năng kết nối với các thị trường quốc tế của đất nước. Trước mắt, Việt Nam cần tận dụng nỗ lực hội nhập quốc tế, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thúc đẩy khả năng cạnh tranh bền vững ở cấp doanh nghiệp tại các thị trường chính; ràng buộc cải cách thể chế quan trọng trong nước có thể thúc đẩy đầu tư và hoạt động của ngành.

Để tham gia vào chuỗi liên kết phải tận dụng những cải thiện về môi trường đầu tư và kinh doanh; cải cách về quy định ngành để hỗ trợ phát triển dịch vụ chính như: Năng lượng, công nghệ thông tin, tài chính...

Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Xem thêm