Thứ ba 05/11/2024 16:27

Đề nghị Trung Quốc tuân thủ Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm của Trung Quốc về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Tại họp báo thường kỳ diễn ra chiều 14/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc mới đây công bố đường cơ sở trên Vịnh Bắc Bộ.

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng trả lời tại họp báo thường kỳ chiều 14/3. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Người phát ngôn Bộ Ngoại giaocho biết, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ. Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này có hiệu lực ngày 30/6/2004 để xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mỗi nước trong Vịnh Bắc Bộ.

"Việt Nam cho rằng các quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải, quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế và phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982" - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin và nhấn mạnh, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Việt Nam bảo lưu quyền và lợi ích pháp lý của mình theo luật pháp quốc tế cũng như quan điểm đã nêu tại tuyên bố ngày 6/6/1996 của Chính phủ Việt Nam liên quan tuyên bố ngày 15/5/1996 của Chính phủ Trung Quốc công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc.

Trả lời trả lời câu hỏi liên quan tới tác động từ tuyên bố của Trung Quốc về đường cơ sở mới ở Vịnh Bắc Bộ tác động như thế nào tới quan hệ song phương, bà Phạm Thu Hằng khẳng định: “Như tất cả những mối quan hệ khác, những điểm còn khác biệt trong quan hệ giữa các nước, cụ thể ở đây là Việt Nam và Trung Quốc, luôn được 2 nước trao đổi. Tôi xin nhắc lại một lần nữa là Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại Giao

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc