Thứ bảy 28/12/2024 18:55

Đề nghị siết chặt nhân viên môi giới chứng khoán kêu gọi nhà đầu tư tham gia các hội nhóm

Dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu các công ty chứng khoán không được tham gia hội nhóm để tư vấn chứng khoán, tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có chỉ đạo yêu cầu các công ty chứng khoán nâng cao chất lượng hoạt động và an toàn tài chính, trong đó nhấn mạnh đến công tác quản lý người hành nghề chứng khoán.

Đặc biệt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu người hành nghề chứng khoán tại công ty nghiêm túc chấp hành: Khi tư vấn cho khách hàng phải công bố số chứng chỉ hành nghề chứng khoán; không được tham gia các diễn đàn, hội nhóm trên không gian mạng (ngoài diễn đàn, hội nhóm được công ty chứng khoán đồng ý, chấp thuận) để tư vấn đầu tư tài chính, chứng khoán, lôi kéo nhà đầu tư mua, bán chứng khoán với tư cách đại diện công ty chứng khoán.

Thông qua group Zalo, một tài khoản đã kết nối khách hàng với một nhân viên công ty chứng khoán để ký hợp đồng vay margin

Khi tham gia các diễn đàn, hội nhóm được công ty chứng khoán chấp thuận, người hành nghề chứng khoán phải tuân thủ trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán, không được thực hiện các hành vi bị cấm, các hành vi mà công ty chứng khoán bị hạn chế hoặc không được phép thực hiện theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng nhân viên môi giới tham gia tư vấn trên các group mạng xã hội về tài chính, chứng khoán vẫn còn nhiều.

Theo đó, nhiều môi giới đã dùng tài khoản ảo, kêu nhà đầu tư tham gia các hội nhóm với những lời hoa mỹ như “tư vấn miễn phí”, “chia sẻ cơ hội đầu tư”, “phân tích thị trường” “phím hàng siêu lợi nhuận”… Tuy nhiên, bản chất các hội nhóm này là tạo "phiễu" để thu hút khách hàng mở tài khoản tại các công ty chứng khoán, kêu gọi sử dụng dịch vụ đòn bẩy tài chính (kho margin), mở khóa học, thậm chí là hô hào mua cổ phiếu để khách hàng fomo giúp cho đội lái (nhà tạo lập) đẩy giá hoặc thao túng giá cổ phiếu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng nhiều tài khoản ảo, mạo danh các công ty chứng khoán để kêu gọi nhà đầu tư tham gia các hội nhóm trên Zalo, Telegram, Facebook. Theo đó, đã không ít nhà đầu tư mới, ít kinh nghiệm nên đã nghe theo các đối tượng này, đầu tư mua cổ phiếu theo kiểu “phím hàng”, “3 chữ cái” dẫn đến thua lỗ. Thậm chí, đã nhiều trường hợp còn bị lừa tham gia các sàn Forex rồi bị mất hết tiền mà không được pháp luật bảo hộ.

Được biết, đã có rất nhiều người trở thành nạn nhân của các group kêu gọi đầu tư chứng khoán. Đơn cử như vụ việc liên quan ông Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Louis Holdings). Theo cáo trạng, 2 bị cáo Ðỗ Thành Nhân và Ðỗ Ðức Nam (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt) đã lên kế hoạch thao túng thị trường chứng khoán giai đoạn 2020-2021.

Cụ thể, ông Nhân đã nhờ người thân, nhân viên nhiều tài khoản tại Chứng khoán Trí Việt, còn ông Nam đề xuất để Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt cho nhóm bị cáo Nhân vay hơn 748 tỷ đồng. Sau đó, ông Nhân và ông Nam chỉ đạo cấp dưới sử dụng 17 tài khoản chứng khoán liên tục thực hiện giao dịch đặt lệnh, khớp lệnh mua bán cổ phiếu BII và TGG để tạo ra cung - cầu giả.

Đặc biệt, ông Nhân còn lập nhóm Facebook "Louis Family" với hơn 10.000 thành viên rồi "bơm thổi", đẩy giá cổ phiếu BII và TGG. Sau những lời hô hào đó, 2 cổ phiếu trên liên tục tăng trần, khối lượng giao dịch rất lớn. Cổ phiếu BII khi nhóm ông Nhân mua vào với giá từ 1.000 - 6.500 đồng/cp và lập đỉnh tại 33.800 đồng/cp vào ngày 18/9/2021; cổ phiếu TGG được nhóm ông Nhân mua vào với giá 1.800 - 5.000 đồng/cp, sau đó lập đỉnh với giá 74.800 đồng/cp vào ngày 22/9/2021.

Ngày 6/10/2021, nhóm của Nhân đã bán cả 2 mã cổ phiếu BII và TGG, thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 154 tỷ đồng đồng. Vụ việc này đã khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ lớn vì "đu đỉnh" những mã cổ phiếu trên và gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trước thực trạng bức xúc trên, đã rất nhiều chuyên gia và cơ quan quản lý cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo. Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, những nhóm chứng khoán "lùa gà" cũng giống như nhóm bán hàng đa cấp hay "cò" bất động sản, có thể gây phức tạp trên thị trường. Tình trạng trên không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn tiếp diễn ở nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, nhà đầu tư khi đầu tư phải sử dụng đồng tiền thông minh, hiểu kỹ thông tin thị trường trước khi khi quyết định đầu tư.

Dù các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, thậm chí cảnh báo nhưng tình trạng hô hào vào các group chứng khoán vẫn tiếp diễn, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trên thị trường vốn.

Dư luận cho rằng, sở dĩ tình trạng "bát nháo" trên vẫn ngang nhiên tồn tại, thậm chí ngày càng nở rộ là do chế tài chưa đủ nghiêm khắc, dẫn đến nhiều trường hợp vẫn ngang nhiên thực hiện.

Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý cần có chế tài siết chặt quản lý hơn. Thậm chí, trong trường hợp có dấu hiệu phạm tội cần có sự vào cuộc của cơ quan công an để có thể điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm. Đã đến lúc cần có chế tài đủ mạnh để có thể thể ngăn chặn tình trạng hô hào lôi kéo tham gia các hội nhóm, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán.

Thế Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế