Thứ bảy 23/11/2024 00:10

Đề nghị bổ sung gần 1.000 tỷ đồng cho cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 cần bổ sung gần 1.000 tỷ đồng để hoàn thiện các hạng mục đường gom, nút giao.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị xem xét phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị bổ sung nút giao với đường Võ Văn Kiệt kéo dài, thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long và đường gom dân sinh dọc tuyến đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Tháp, với tổng chiều dài các đoạn khoảng 7,3 km vào Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1.

Dự án đầu tư xây dựng đường Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 có tổng chiều dài tuyến khoảng 22,97km, trong đó, địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 12,52km và tỉnh Đồng Tháp dài 10,45km.

Cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ tăng vốn gần 1.000 tỷ đồng. (Ảnh Internet)

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh lên 5.826,23 tỷ đồng, tăng 998,91 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư theo báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt tại Quyết định số 839/QĐ-TTg, ngày 16/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, trong quá trình thực hiện dự án, nhiều nguyên nhân khiến dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tăng tổng mức đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải lý giải, chi phí đầu tư điều chỉnh tăng là do chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án tăng khoảng 783,39 tỷ đồng. Trong đó, các hạng mục phê duyệt ban đầu tăng khoảng 526,57 tỷ đồng. Việc bổ sung nút giao với đường Võ Văn Kiệt mở rộng làm tăng chi phí khoảng 212,69 tỷ đồng và bổ sung đường thu gom ở tỉnh Đồng Tháp làm tăng chi phí khoảng 44,13 tỷ đồng.

Việc hoàn thành Đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ giảm thời gian di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ từ 3-4 giờ xuống còn khoảng 2 giờ. Cùng với đó, giúp cải thiện hệ thống vận tải và hậu cần trong khu vực này.

Bộ Giao thông vận tải khẳng định dự án đưa vào khai thác toàn bộ phần tuyến chính trước ngày 31/12/2023 nhưng vẫn phải tiếp tục hoàn thiện các hạng mục phụ trợ khác trước ngày 30/6/2024. Bộ này kiến nghị điều chỉnh hoàn thành toàn bộ tuyến chính trong năm 2023, hoàn thành toàn bộ dự án ở giai đoạn 1 trong quý 2/2024. Đối với các hạng mục bổ sung gồm nút giao với đường Võ Văn Kiệt kéo dài, đường gom dân sinh tiếp tục triển khai từ năm 2024, hoàn thành năm 2025.

Ngọc Anh

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình