Đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia

Tại buổi hội kiến với Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 21-22/12, hai bên đã nhất trí đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, bao gồm cả kết nối cứng và kết nối mềm, nhất là giao thông vận tải, viễn thông, thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, hợp tác giữa các địa phương; đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh giáp biên.

Ngày 21/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Đây là chuyến thăm Campuchia đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cũng là lãnh đạo cấp cao Việt Nam đầu tiên thăm chính thức Campuchia trong 2 năm qua từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao ý nghĩa của chuyến thăm, đồng thời là sự kiện quan trọng mở màn cho “Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Campuchia – Việt Nam 2022”, góp phần củng cố hơn nữa mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước.

Tại buổi hội kiến, hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước và bày tỏ hài lòng trước sự phát triển toàn diện và ngày càng hiệu quả của quan hệ hợp tác Việt Nam – Campuchia trong suốt 55 năm qua. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song hai bên đã nỗ lực duy trì tiếp xúc và trao đổi cấp cao; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; hợp tác trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng, thương mại, đầu tư và hợp tác giữa các địa phương hai nước tiếp tục có bước phát triển tích cực. Trong 11 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt hơn 8,6 tỷ USD, tăng gần 84% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam có thêm 04 dự án mới tại Campuchia với vốn đăng ký gần 90 triệu USD, gấp 4,6 lần cùng kỳ năm trước và đưa tổng số dự án đầu tư của Việt Nam còn hiệu lực tại Campuchia lên 188 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 2,85 tỷ USD, giúp Việt Nam trở thành nước ASEAN có đầu tư lớn nhất tại Campuchia.

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao các kết quả quan trọng đạt được tại Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác Kinh tế-Văn hóa-Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam-Campuchia do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đồng chủ trì ngày 19/12/2021; giúp rà soát toàn diện và sâu rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời đưa ra các đề xuất cụ thể để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.

Hai nhà lãnh đạo thống nhất cao về các phương hướng lớn tăng cường hợp tác giữa hai nước thời gian tới, theo đó sẽ tập trung triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận đã ký; duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cấp, các cơ chế hợp tác song phương; phối hợp triển khai tốt các hoạt động trong khuôn khổ "Năm Hữu nghị 2022" kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước; tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa hợp tác an ninh - quốc phòng, tăng cường phối hợp giữ gìn an ninh biên giới, đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia.

Đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen khẳng định, sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước trên cơ sở cùng có lợi.

Hai bên nhất trí đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, bao gồm cả kết nối cứng và kết nối mềm, nhất là giao thông vận tải, viễn thông, thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, hợp tác giữa các địa phương; đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh giáp biên. Hai bên khẳng định ủng hộ nỗ lực sớm hoàn thành “Quy hoạch tổng thể Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia đến năm 2030”; triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết như Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới; phối hợp thực hiện thông suốt mô hình thông quan phòng dịch cho phương tiện và hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ và đường thủy; tiếp tục nghiên cứu xây dựng chợ biên giới tại khu vực các tỉnh giáp biên.

Hai nhà lãnh đạo cũng đánh giá cao việc kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại biên giới, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước trên cơ sở cùng có lợi. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, tư pháp, nông-lâm-ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường, du lịch...; thúc đẩy đàm phán tiến tới công nhận lẫn nhau về hộ chiếu vắc xin/giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19.

Về hợp tác biên giới, hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các hiệp ước, hiệp định và thoả thuận liên quan đến biên giới hai nước, trong đó có 2 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% chiều dài đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia; nhất trí tiếp tục triển khai đàm phán 16% còn lại, đồng thời phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, góp phần tiếp tục xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định và hợp tác.

Đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen đã cùng chứng kiến lễ ký kết 7 văn kiện hợp tác giữa hai Chính phủ và các Bộ, ngành hai nước,

Tại hội kiến, hai nhà lãnh đạo cũng đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ ASEAN. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ ủng hộ mạnh mẽ Campuchia đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2022, đóng góp tích cực vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp, đề cao lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, trong đó có việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, tăng cường xây dựng lòng tin, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; ủng hộ các bên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Sau cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen đã cùng chứng kiến lễ ký kết 7 văn kiện hợp tác giữa hai Chính phủ và các Bộ, ngành hai nước, trong đó có biên bản Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia và các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biên giới, thương mại, giáo dục và tư pháp.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

'Tăng tốc' chuyển đổi phương tiện giao thông xanh

Các địa phương khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, cập nhật quy hoạch hạ tầng giao thông để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
Xác định giải pháp đưa kinh tế - xã hội Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện

Xác định giải pháp đưa kinh tế - xã hội Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương xác định giải pháp cụ thể để vùng Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện.
Thủ tướng: Phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều

Thủ tướng: Phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều; tinh giản biên chế gắn nâng cao chất lượng công chức.
Nhân lực:

Nhân lực: 'Chìa khóa' thành công trong phát triển điện hạt nhân

Nguồn nhân lực là "chìa khóa" thành công của chương trình phát triển điện hạt nhân. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân”.
Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị

Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị 'Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân'

Sáng 2/1/2025, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân”.
Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Trên cơ sở những dấu ấn đạt được trong năm 2024, đại biểu Quốc hội kỳ vọng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục “gặt hái” được nhiều thành công hơn nữa trong năm 2025.
Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Công điện số 142/CĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1.
Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Để thu hút người có tài năng vào khu vực công, một số chính sách mới đã được ban hành, trong đó vấn đề được quan tâm là mức tiền lương sẽ được quy định ra sao?
Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng nêu rõ, năm 2025, ngành Tài chính phải nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả để huy động mọi nguồn lực phát triển.
Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Trong năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi; chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhiều điểm mới từ 1/1/2025.
Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương vừa có công văn số 612-CV/BCSĐ quán triệt thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất tỵ năm 2025.
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Ngày 31/12, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024 nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Năm 2025, kiện toàn tổ chức bộ máy chính trị theo Nghị quyết 18-NQ/TW là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương.
Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất tự cung, tự cấp. Làm được điều này phải mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Ngày 31/12, tại Bộ Công Thương, đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của TTXVN.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Sáng 31/12, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Quan hệ Việt Nam - Lào phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời hai bên đặc biệt quan tâm và nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế.
Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Trong quá trình sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ vẫn phải thúc đẩy, hoàn thành, không để gián đoạn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Chiều 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc. Tổng Bí thư có nhiều chia sẻ về những vấn đề liên quan đến văn nghệ sỹ.
Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Ngày 30/12, Bộ Quốc phòng Lào đã long trọng tổ chức Lễ míttinh kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Mobile VerionPhiên bản di động