Thứ hai 23/12/2024 00:10

Đầu tư có trọng điểm cho vùng lõi nghèo

Đăng đàn trả lời chất vấn phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Giàng Seo Phử đã chỉ rõ những thách thức và bất cập từ nguồn lực và chính sách - khi kinh phí hỗ trợ chỉ bằng hơn 64% định mức được phê duyệt.
Chương trình 135 đang góp phần thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Kinh phí “chạy dài” chưa kịp định mức phê duyệt

Trước câu hỏi: “Chương trình, chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đều do Thủ tướng ban hành nhưng sau đó lại nói là thiếu kinh phí nên chưa thể cấp vốn, hoặc cấp vốn dưới với định mức phê duyệt? Đơn cử như, kinh phí phê duyệt đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã năm 2014 là 1,5 tỉ đồng/xã/năm, nhưng con số đầu tư thực tế chỉ là 1 tỉ đồng, khiến nhiều công trình khó hoàn thành. Cứ kéo dài tình trạng này, liệu đồng bào có còn niềm tin vào chính sách?”; Bộ trưởng Giàng Seo Phử thẳng thắn: Để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm thuộc về cơ quan tham mưu là UBDT nhưng một phần cũng do Quốc hội chưa quan tâm đúng mức. Hầu hết các chính sách đưa ra đều mang tính nhiệm kỳ, thiếu tính hệ thống, các nguồn vốn chưa được phân chia theo trung hạn, dài hạn. “Nhiệm kỳ 5 năm, nhưng mất 3 năm để xây dựng chính sách, đồng bào chỉ còn 1-2 năm để thụ hưởng. Đây là một bất cập, là thiệt thòi lớn cho đồng bào”.

Riêng với Chương trình 135, việc thiếu vốn đang xảy ra với tất các hợp phần, từ hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng đến duy tu, bảo dưỡng công trình. Mỗi dự án đều chỉ nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ bằng hơn 64% so với định mức được phê duyệt. Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Năm 2014 và 2015, thu ngân sách nhà nước gặp khó khăn và nguồn vốn dành cho đầu tư hạn chế. Do đó, Thủ tướng đã có chỉ thị tạm thời không ban hành thêm và thực hiện các chính sách mới. Đối với Chương trình 135, tạm thời vẫn thực hiện mức đầu tư cũ – như trước năm 2013.

Cần sự đồng thuận của các bộ, ngành

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Giàng Seo Phử: Hiện tại, chúng ta đang có 16 chương trình mục tiêu quốc gia dành cho đồng bào nghèo. Tuy nhiên, hầu hết các chính sách đều kết thúc vào năm 2015. “Trong lúc tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 8%, thì ở vùng DTTS và miền núi, tỷ lệ này lên đến hơn 30%. Nhiều vùng, bà con vẫn đang sống rất khó khăn. Chính vì vậy, bên cạnh Chương trình 135 đã được Chính phủ phê duyệt kéo dài đến năm 2020, cần tiếp tục có những chính sách đầu tư cho vùng DTTS và miền núi” - Bộ trưởng Giàng Seo Phử đề nghị.

Trước quan điểm của Bộ trưởng Phử, nhiều đại biểu đặt vấn đề: Với rất nhiều chính sách được ban hành, chúng ta đang lo cho đồng bào từ giống cây - con, điện, nước, giáo dục… Liệu như vậy có làm hạn chế tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào? Chưa kể đến việc, không ít các chính sách đang cho thấy sự chồng chéo, dàn trải, phân tán, hiệu quả đầu tư thấp? Bộ trưởng Phử thẳng thắn: “Để người dân thoát nghèo cần rất nhiều yếu tố, như: đất ở, đất sản xuất, tái định cư…, nhưng giao đất ở, đất canh tác như thế nào lại không thuộc thẩm quyền của UBDT”. Bộ trưởng mong muốn Quốc hội giao cho các cơ quan nghiên cứu giảm nghèo cho vùng DTTS và miền núi. Trong đó, thể hiện được tính ưu tiên trong đầu tư cho đồng bào khu vực biên giới và an toàn khu.

Vê phía UBDT, sắp tới sẽ tính toán để xây dựng một số chương trình đa mục tiêu, đa lĩnh vực và triển khai ở vùng trọng điểm khó khăn nhất. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế điều hành phù hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng, hiệu quả để loại bỏ tình trạng phân tán, chồng chéo, lãng phí nguồn lực như vừa qua. Tuy nhiên, các chính sách dành cho đồng bào có sự tham gia xây dựng, thực hiện của rất nhiều bộ, ban, ngành, địa phương…; chính vì vậy, chỉ khi có sự đồng thuận, tâm huyết thì những chính sách mới thực sự đi vào đời sống và thực thi có hiệu quả.

Phương Tú

Tin cùng chuyên mục

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?