Thứ sáu 08/11/2024 11:23

Đấu thầu qua mạng: Gian nan và còn nhiều thách thức

Chia sẻ kinh nghiệm tại “Diễn đàn đấu thầu qua mạng (ĐTQM) Việt Nam 2018” tại Hà Nội sáng 8/8/2018, các chuyên gia về đấu thầu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: Bài học thành công triển khai ĐTQM ở nhiều nước cho thấy, đây là con đường gian nan và nhiều thách thức.

Đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, đấu thầu qua mạng đã được triển khai đồng bộ ở Việt Nam giữa các bộ, ngành, địa phương từ đầu năm 2016, số gói thầu thực hiện ĐTQM các năm 2016, 2017 và từ đầu năm 2018 đến nay ngày càng tăng.

Đấu thầu qua mạng giảm chi phí, môi trường đấu thầu minh bạch, nhưng kết quả còn hạn chế

Bà Hà Ngọc Châu - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Sơn La cho biết, từ năm 2017, Sơn La đã bắt đầu đấu thầu qua mạng và đã thực hiện được 53 gói thầu; từ đầu năm 2018 đến nay cũng đã thực hiện được 115 gói thầu. Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chia sẻ, năm 2016 EVN đã triển khai ĐTQM là 1.800 gói thầu, năm 2017 triển khai gần 4.000 gói thầu, nửa đầu năm 2018 đã triển khai đấu thầu được trên 4.500 gói thầu, trong đó có những gói thầu qui mô giá trị từ 200 tỷ đồng cũng đã được EVN triển khai ĐTQM.

Ưu điểm của đấu thầu qua mạng so với đấu thầu truyền thống, theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch Đầu tư), tiết kiệm được hơn 9% nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, tiến độ, giảm chi phí, thời gian, công sức cho nhà thầu, nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu tiêu cực, tăng hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, trong khi đấu thầu truyền thống chỉ tiết kiệm được khoảng 6,98% chi phí. Ông Hà Tiến Lực - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội nhận xét: ĐTQM triệt tiêu yếu tố tiêu cực trong đấu thầu, giảm nhiều loại chi phí, bình đẳng cho các nhà thầu cạnh tranh, nhà thầu có thể giảm ít nhất 3-5% các chi phí tùy vào mỗi gói thầu khi họ tham gia.

Ông Adu Gyamfi Abunyewa - Chuyên gia cao cấp về đấu thầu của WB: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nhận thức đấu thầu qua mạng là công cụ tốt giúp họ có nhiều cơ hội tiếp cận và nắm được các gói thầu, bởi theo thời gian, số lượng các gói thầu áp dụng theo hình thức ĐTQM sẽ ngày càng tăng. Cục Quản lý đấu thầu cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp tham gia ĐTQM.

Mặc dù vậy, nhìn lại lộ trình ĐTQM được tổ chức rộng rãi hơn 2 năm qua cho thấy, vẫn còn nhiều khó khăn, nan giải, hệ thống hạ tầng công nghệ chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực triển khai và nhận thức của doanh nghiệp về đấu thầu quan mạng còn hạn chế. Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trung bình mới chỉ có 2,67 nhà thầu tham gia một gói thầu thực hiện ĐTQM. Điều này cho thấy, nhiều nhà thầu có thể chưa biết để tham gia đấu thầu, hoặc biết nhưng chưa tự tin để tham gia ĐTQM. Qua gần 3 năm mở rộng triển khai ĐTQM trên qui mô toàn quốc, đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, trong số 119 cơ quan thực hiện công tác đấu thầu, vẫn còn 41 cơ quan chưa thực hiện một gói thầu nào thông qua hình thức đấu thầu qua mạng. Một số cơ quan thực hiện ĐTQM ban đầu phản ánh còn nhiều khó khăn, nhưng thực tế khi bắt tay vào thực hiện thì lại làm rất tốt.

Khó khăn phổ biến ĐTQM hiện nay là nhận thức của các bên cũng như niềm tin của các nhà thầu vào hệ thống ĐTQM còn chưa cao, các cơ quan thực hiện đấu thầu và doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin các gói thầu và tham gia ĐTQM, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ nghiên cứu phương án thông tin tới các nhà thầu về nhóm các gói thầu họ quan tâm, thay vì họ phải truy cập để tìm thông tin theo từng gói thầu đơn lẻ.

Ông Adu Gyamfi Abunyewa - chuyên gia cấp cao về đấu thầu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, tất cả các quốc gia thực hiện ĐTQM đều bắt đầu từ những bước đi rất khó khăn, sau đó điều chỉnh dần để thích ứng. Vấn đề là cách thức vận dụng làm sao cho hiệu quả và phù hợp với đặc thù của mỗi nước. Từ năm 2016, WB đã áp dụng ĐTQM một số gói thầu nhỏ sử dụng vốn vay WB và thấy những kết quả rất tích cực. Ông Adu Gyamfi Abunyewa khuyến nghị, các bên liên quan của Việt Nam cần hợp tác với Cục Quản lý đấu thầu mở rộng phạm vi, qui mô ĐTQM giúp cho môi trường đấu thầu tại Việt Nam minh bạch hơn./.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại