Thứ tư 27/11/2024 02:56

Đau mắt đỏ ở trẻ em: Khi nào cần đi bác sĩ?

Số trẻ em bị đau mắt đỏ tăng mạnh ở nhiều nơi trên cả nước. Nguyên nhân do trẻ tiếp xúc gần với nhiều người ở các trường học, trường mẫu giáo, sân chơi...

Đau mắt đỏ ở trẻ em: Những điều cần lưu ý

Theo thống kê, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm 2023 đã có 71.000 người bị đau mắt đỏ. Đồng thời, dịch bệnh đau mắt đỏ cũng diễn ra tại các tỉnh, thành phố khác như Quảng Nam, Bình Phước, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng. Tần suất nhiễm bệnh này trong cộng đồng cao gấp 3-4 lần so với năm ngoái.

Đau mắt đỏ là bệnh về mắt phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn. Ảnh minh họa

Hiện nay, tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng I, Bệnh viện Nhi đồng II, Nhi đồng III, Nhi đồng IV, tỷ lệ bệnh nhân đến khám do đau mắt đỏ tăng cao. Đáng lưu ý, trong số những bệnh nhân này, có đến 50% là trẻ em.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Huy Trụ, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có các triệu chứng: Đầu tiên, trẻ bị đau mắt. Sau khi nhiễm virus gây bệnh, mắt trẻ có biểu hiệu xung huyết, làm mắt đỏ.

Thứ hai, trẻ cảm thấy ngứa, cộm mắt. Điều này khiến trẻ có xu hướng dụi mắt nhiều hơn, mắt ngày càng đỏ hơn. Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có nhiều ghèn mắt (rỉ mắt) khi mới ngủ dậy. Đôi khi, ở một số trẻ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc đau họng…

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em là do siêu vi. Dựa theo kết quả nghiên cứu trong các đợt dịch đầu năm 2023 của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, có 2 nhóm virus gây nên bệnh đau mắt đỏ là Enterovirus và Adenovirus.

Phần lớn các ca bệnh do Enterovirus gây ra, chiếm 86%, còn lại là Adenovirus. Bệnh nhân nhiễm bệnh do nhóm virus nào cũng có thể gặp các triệu chứng từ nặng cho đến nhẹ. Tuy nhiên, bệnh do Enterovirus dễ lây nhiễm hơn còn bệnh do Adenovirus có nguy cơ dẫn đến bệnh mãn tính nhiều hơn.

Bệnh có thể lây lan ngay trước khi có biểu hiện ra bên ngoài. Trong khoảng thời gian mắc bệnh đau mắt đỏ, thậm chí 3 ngày sau khi đã khỏi bệnh, đau mắt đỏ vẫn có thể lây lan cho người khác.

Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ có thể được gây ra bởi các tác nhân khác như vi khuẩn (Staphylococcus aureus, cúm Haemophilus, phế cầu khuẩn, bệnh lậu Neisseria, chlamydia trachomatis) hay do virus herpes, kích ứng với thành phần của thuốc nhỏ mắt, dị ứng.

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ em nào. Nguy cơ lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn nếu trẻ có các yếu tố dưới đây: Trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh đau mắt đỏ; trẻ có hệ miễn dịch suy giảm; trẻ có thói quen vệ sinh mắt không đúng cách, thường xuyên đưa tay lên mắt; trẻ sống trong vùng dịch.

Bệnh đau mắt đỏ thường được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng, đánh giá các triệu chứng và tiền sử bệnh của trẻ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm liên quan để xác định tác nhân gây bệnh như xét nghiệm nước mắt.

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, trẻ bị đau mắt đỏ sẽ được điều trị dựa vào tác nhân gây bệnh, độ tuổi và thể trạng sức khỏe của trẻ. Trẻ bị đau mắt đỏ thường sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt.

Có 3 loại thuốc nhỏ mắt được sử dụng trong điều trị bệnh này: nước muối sinh lý, kháng sinh và thuốc nhỏ mắt có Corticoid.Tuy nhiên, bác sĩ Trụ khuyến cáo tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mắt có Corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân chỉ được sử dụng theo đúng loại thuốc nhỏ mắt và liều lượng do bác sĩ chỉ định.

Cách chăm sóc cho trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà

Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà đúng cách giúp tăng hiệu quả điều trị, trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Hơn nữa, điều này còn giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh cho các thành viên trong gia đình cũng như sự tái nhiễm của bệnh.

Trẻ bị đau mắt đỏ nên thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý và nhỏ mắt bằng các loại thuốc nhỏ mắt do bác sĩ chỉ định.

Vệ sinh mắt là một phần không thể thiếu khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ. Bố mẹ nên lấy một miếng gạc hoặc khăn sạch đã được khử khuẩn thấm ướt với nước, lau sạch mắt, lấy hết ghèn mắt cho trẻ. Đồng thời, bố mẹ có thể kết hợp rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

Lưu ý, bố mẹ nên lau bên mắt bị nhẹ hoặc không nhiễm bệnh trước bên còn lại. Gạc sau khi sử dụng nên bỏ vào thùng rác còn nếu bố mẹ sử dụng khăn, hãy giặt riêng và khử khuẩn chúng sau khi vệ sinh mắt cho trẻ.

Virus gây bệnh chủ yếu nằm trong ghèn và nước mắt, con đường lây nhiễm bệnh chính của đau mắt đỏ. Do đó, các đồ dùng cá nhân như khăn tay, đồ chơi của bệnh nhân đau mắt đỏ cần được khử trùng hằng ngày và không dùng chung với những người khác để tránh lây lan bệnh.

Đồng thời, trẻ bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Trường hợp bắt buộc đi đến những nơi công cộng, hay bố mẹ chăm cho trẻ cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp (đeo khẩu trang, kính chắn bọt, rửa tay với xà phòng khử khuẩn,…).

Các siêu vi gây bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan cho người khác qua nước hồ bơi, gây nên dịch bệnh. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ bị đau mắt đỏ đi bơi.

Về ăn uống, trẻ bị đau mắt đỏ nên được ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước. Đồng thời, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế sử xem tivi và các thiết bị điện tử khác.

Thời điểm nên cho trẻ đi khám

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ thường sẽ hết sau 7 ngày chăm sóc và điều trị phù hợp nhưng đôi khi, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng nhẹ, khu trú ở kết mạc. Một số trường hợp, bệnh gây biến chứng nặng, diễn ra ở giác mạc như viêm giác mạc, loét giác mạc, sẹo giác mạc.

Trẻ bị đau mắt đỏ có thể bị bội nhiễm do trẻ dụi mắt, vi trùng từ tay đi vào mắt gây nhiễm trùng đường mắt. Bệnh đau mắt đỏ cũng có thể khiến trẻ suy giảm thể lực.

Các biến chứng nặng có nguy cơ xảy ra cao hơn ở trẻ suy giảm miễn dịch. Vì vậy, nếu bệnh đã kéo dài 10 ngày, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra lại.

Thông thường, bệnh đau mắt đỏ diễn ra ở mức độ nhẹ nhưng đôi khi, có một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng, nghiêm trọng. Đối với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ, tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Đặc biệt, nếu trẻ bị đau mắt đỏ có các biểu hiện sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốt: Trẻ chảy nước mắt có mủ; trẻ bị đau mắt đỏ dưới 3 tháng tuổi; trẻ sốt; trẻ phát ban; trẻ đau mắt đỏ tái phát; các triệu chứng của đau mắt đỏ không có dấu hiệu cải thiện.

Để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ cho trẻ em, phụ huynh nên chú ý chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: Không tiếp xúc hay dùng chung các vật dụng của người đau mắt đỏ. Trẻ mắc bệnh nên ở nhà và thông báo cho nhà trường để có phương hướng khử trùng, tẩy uế phòng học và các vật dụng trong khuôn viên trường phù hợp.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh ga giường, ga gối. Không cho trẻ đưa tay lên mắt, nhất là trong mùa dịch. Rửa tay sạch sẽ thường xuyên nhất là sau khi đi từ bên ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.

Hạn chế cho trẻ đến các khu vực đông người, đặc biệt là vùng dịch. Trường hợp bắt buộc, trẻ nên được đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tiếp xúc kỹ lưỡng.

Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ và tiêm đầy đủ các loại vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh đau mắt đỏ

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Thanh Hóa tuyên truyền, vận động người dân giao nộp hàng nghìn loại vũ khí, vật liệu nổ

Trao tặng mũ bảo hiểm và hướng dẫn an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 khu vực phía Nam

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Đã tìm ra quán quân đại sứ truyền thông Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HUIT'S Iconic 2024

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố