Thứ bảy 28/12/2024 15:49

Đào tạo nhân lực logistics còn thiếu màu “thực chiến”

Nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam vẫn được các doanh nghiệp, người sử dụng trực tiếp nguồn lao động này đánh giá còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Đến năm 2025 sẽ có hơn 30.000 lao động từ các trường đại học

Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngành logistics Việt Nam đang tăng trưởng với trên 30.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, giao nhận, chuyển phát... Mới đây, Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 39/160 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 3/10 quốc gia khu vực Đông Nam Á về chỉ số hoạt động logistics.

Ngành logistics Việt Nam đang tăng trưởng với trên 30.000 doanh nghiệp

Cùng với sự tăng trưởng của ngành logistics, nhu cầu về nhân lực trong ngành này cũng rất lớn. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng nhân lực logistics của Việt Nam đến năm 2025 là khoảng 300.000 nhân viên chuyên nghiệp, trong số khoảng 1,2 triệu người hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Nhằm đáp ứng nhu cầu này, hiện tại, ở Việt Nam đã có hơn 60 trường đại học đã mở ngành hoặc chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, tới năm 2025 sẽ có hơn 30.000 lao động tới từ các trường đại học.

Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm hiện nay là nhóm lao động này liệu có phải chất lượng cao, những kiến thức mà nhà trường đào tạo đã thực sự phù hợp và sát với những yêu cầu thực tế mà doanh nghiệp đòi hỏi hay chưa? Đó chính là vấn đề được mổ xẻ, nhìn thẳng, nói trúng vào vấn đề mà một số đơn vị đào tạo, giảng viên ít dám nhìn trực diện.

Trong những năm gần đây, ngành logistics luôn thuộc hàng đầu khi có mức điểm chuẩn tuyển sinh cao, đặc biệt tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính...

Năm 2021, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh lấy tới 28,75 điểm trong tổ hợp A01, D01, D90 cho hệ nhân tài của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đại học Kinh tế quốc dân cũng lấy điểm chuẩn ngành này là 28,3 điểm; Học viện Tài chính có mức điểm chuẩn 36,22 (thang 40), Đại học Thương mại có điểm chuẩn là 27,4...

Chất lượng đầu ra có khoảng cách lớn so với yêu cầu

Tuy nhiên, nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam vẫn được các doanh nghiệp, người sử dụng trực tiếp nguồn lao động này vẫn đánh giá còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với công tác đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Ký MOU giữa Ban Nghiên cứu - VALOMA với Mạng lưới Câu lạc bộ Logistics Sinh viên Việt Nam để không chỉ hỗ trợ học thuật mà còn kết nối thực tiễn với sinh viên yêu thích ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng trên toàn quốc

Dưới góc độ đến từ nhà trường, PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - trường Đại học Ngoại Thương đã thẳng thắn thừa nhận hầu hết các trường đang xây dựng logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành và được nằm trong khối ngành quản lý công nghiệp và thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật, vậy đúng ra những trường này sẽ phải đào tạo về công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghiệp theo đúng chuẩn mã ngành, khối ngành và nhóm ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Một số ít trường là chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng đặt trong ngành kinh tế, kinh doanh quốc tế, marketing hoặc ngành quản trị kinh doanh như trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại thì chúng ta phải tập trung vào điều gì có phải là công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghiệp hay không?

Việc xác định trụ cột chính của chương trình đào tạo còn khá mờ nhạt, thêm nữa các hoạt động đào tạo của nhà trường còn thiếu màu “thực chiến” do đó chúng ta những nhà quản lý, nhà trường, nhà doanh nghiệp cần xác định rằng hướng đào tạo nào cho các trường, các trường xây dựng các chương trình có cạnh tranh nhau không?

Tại tọa đàm: “Hướng phát triển nhân lực ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam: Góc nhìn đa chiều” do Ban Nghiên cứu - Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) vừa tổ chức, bà Phạm Lan Hương - Tổng giám đốc Công ty Vinafco chia sẻ, mặc dù các trường đại học đã có ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng nhưng chất lượng đầu ra của sinh viên đang có khoảng cách lớn so với yêu cầu của doanh nghiệp cả về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm.

Bà Phạm Lan Hương nhấn mạnh, sinh viên thường khó thích ứng ngay với văn hóa của doanh nghiệp. Một phần đến từ chương trình đào tạo nhà trường thiên về chuyên môn, mà ít có nội dung khuyến khích thực hành giá trị cuộc sống và khả năng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp. Đặc thù ngành này là phải xông pha, nhiệt huyết và chịu đựng được áp lực, do là ngành dịch vụ tính kết nối, logic, giải quyết sự việc luôn trong trạng thái ngay là ngay lập tức.

Đồng quan điểm, bà Cao Cẩm Linh - Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho hay, thực tế các trường đã thực sự nỗ lực nhưng chúng ta cũng đã đến lúc phải nhìn thẳng, nhìn thật. Theo Báo cáo logistics Việt Nam 2021, số lượng giảng viên đúng chuyên ngành logistics và chuỗi cung ứng chỉ có 7,94% vậy hơn 92% giảng viên của chúng ta đang là ngành gần thậm trí 76,64% là trái ngành chuyển sang giảng dạy. Đây chính là cái khó cho chính đội ngũ giảng viên này.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho rằng, doanh nghiệp cần bắt tay sớm với các trường không chỉ với vai trò trách nhiệm xã hội mà phải làm sâu hơn, chia sẻ, tham gia hoạt động cụ thể hơn nữa để cùng các trường thu hẹp khoảng cách giữa thực tiễn và lý thuyết trên ghế nhà trường.

Với xu thế phát triển của ngành logistics và thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, các dịch vụ logistics mới gia tăng, đòi hỏi cao hơn yêu cầu về nhân lực chất lượng và sáng tạo. Do vậy, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics Việt Nam nói riêng và nguồn nhân lực nói chung.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 28/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa

Báo Lao Động tổ chức tọa đàm Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

Hà Nội: Cháy quán ăn ở Hà Đông, 6 người kịp chạy thoát nạn

Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Công đoàn VEAM: Điểm tựa cho người lao động

Bộ Nội vụ thông tin về việc bổ sung biên chế giáo viên