Thứ sáu 08/11/2024 01:41

Đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học

Thời gian qua, các trường thuộc Bộ Công Thương đã thu được những kết quả đáng kể sau nhiều năm đầu tư cho nghiên cứu khoa học - công nghệ (KHCN).

Theo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương), năm học 2020 - 2021, tổng sản phẩm nghiên cứu - ứng dụng đã được giảng viên, sinh viên các trường thực hiện 44.067 sản phẩm. Đặc biệt, số lượng các bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài, công bố quốc tế thuộc danh mục SCI, SCIE và Scopus… tăng 14.3% so với năm trước. Ngoài ra, sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu, sáng tạo với hơn 547 sản phẩm do sinh viên tự thực hiện và 482 sản phẩm nghiên cứu khoa học do giáo viên, sinh viên cùng thực hiện.

Sinh viên nghiên cứu khoa học - công nghệ tại Trường Đại học Sao Đỏ

Đánh giá của Vụ Tổ chức cán bộ cho thấy, nội dung và chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao hơn. 13 sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ, được thương mại hóa với giá trị ước đạt khoảng 2,7 tỷ đồng. Đây là kết quả bước đầu đáng khích lệ, thể hiện sự quan tâm của các trường đối với công tác nghiên cứu khoa học, gắn kết học tập với nghiên cứu, triển khai ứng dụng trong thực tế...

Một số các trường có thành tích nổi bật về nghiên cứu KHCN là Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh với 715 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí nước ngoài, 8 đề tài cấp nhà nước, 5 đề tài cấp Bộ, 43 đề tài cấp cơ sở (trong đó 8 sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ và 3 sản phẩm được thương mại hóa); Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với 303 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí nước ngoài, thực hiện 14 đề tài cấp nhà nước, 20 đề tài cấp Bộ và 464 đề tài cấp cơ sở, 3 sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn có các trường đại học khác như: Đại học Công nghiệp thực phẩm, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Điện lực, Đại học Công nghiệp Việt Trì và Đại học Sao Đỏ.

Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa đồng đều ở các trường, chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có. Trong đó, các trường chưa xây dựng được định hướng/kế hoạch nghiên cứu KHCN riêng, trên cơ sở phát huy thế mạnh của trường cũng như gắn với việc thực hiện Chiến lược KHCN của ngành. Thiếu quy hoạch đầu tư trọng tâm, trọng điểm hệ thống cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và đào tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa tạo thành liên kết chia sẻ, hợp tác nghiên cứu khoa học trong các nhóm trường của Bộ. Nguyên nhân do xuất phát điểm là trường đào tạo trung cấp, trường nghề, trình độ và khả năng nghiên cứu của giảng viên còn hạn chế…

Nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực kỹ thuật - công nghệ, đảm bảo yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một trong các nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Công Thương định hướng đối với các trường đó là đẩy mạnh nghiên cứu KHCN. Cụ thể, xây dựng chiến lược KHCN của trường; phối hợp với các viện nghiên cứu ứng dụng, doanh nghiệp và liên kết với các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ tạo nhóm nghiên cứu triển khai ứng dụng thực hành sản xuất.

Ngoài ra, các trường cần triển khai rà soát, xây dựng quy chế, chính sách và ưu tiên dành nguồn lực tương xứng cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Thực hiện chủ trương tiếp tục đa dạng hóa hoạt động KHCN; khuyến khích các đề tài có sản phẩm phục vụ quá trình đào tạo, hướng dẫn kỹ năng nghề nghiệp. Đẩy mạnh các chương trình hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài, tham gia hoạt KHCN cấp quốc gia và khu vực.

Theo định hướng của Bộ Công Thương, các trường thuộc Bộ cần tập trung chú trọng chuyển giao công nghệ, từng bước tìm cách đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tế. Các đề tài được thực hiện phải có địa chỉ áp dụng cụ thể, có thể thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Tân Hiệp Phát tiếp tục hành trình “Nâng bước tới trường” cho 200 học sinh vượt khó tại Bình Dương

Gần 500 nhà giáo tranh tài trong Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh

3,6 triệu học sinh mầm non được đào tạo về an toàn giao thông

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp khai giảng năm học 2024-2025

Nam sinh vào chung kết Olympia năm 2024 được tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen

Đại học Công Thương phối hợp Đại học Sư phạm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

Tỉnh Lai Châu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba

Những cách giúp tân sinh viên dấn bước để trưởng thành hơn trong môi trường mới

Đại học Luật Hà Nội huỷ kết quả, thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt

Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết tại Việt Nam phải đảm bảo uy tín, chất lượng

Bổ sung 135 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường quân đội, hạn chót nhận hồ sơ 27/10

Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Học sinh và phụ huynh ‘đứng ngồi không yên' với những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Đánh giá các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Trường Đại học Điện lực tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 và trao bằng tốt nghiệp đợt 2

Trường Đại học Điện lực nhận chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM