Thứ năm 03/04/2025 10:13

Đào tạo cử nhân kinh tế theo mô hình quốc tế

Năm 2025, Khoa Kinh tế phát triển - Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ tuyển sinh 5 chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế.

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Công bố các chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế phát triển theo mô hình quốc tế" do Trường Đại học Kinh tế (Đại Quốc gia Hà Nội) tổ chức vào chiều ngày 21/2 cho thấy, 5 chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân theo mô hình quốc tế được triển khai tại Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), bao gồm: Phân tích dữ liệu kinh tế và chính sách; Kinh tế dịch vụ và du lịch; Kinh tế tài nguyên môi trường và bất động sản; Kinh tế đầu tư và phát triển; Hệ thống thông tin kinh tế và khoa học dữ liệu.

Theo PGS, TS Nguyễn An Thịnh - Trưởng Khoa Kinh tế phát triển: Ngành Kinh tế phát triển là ngành mà người học sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều kiến thức về kinh tế, khoa học xã hội. Ngành học tập trung vào nghiên cứu và khám phá, giải thích sự tăng trưởng và xu hướng phát triển kinh tế thế giới.

PGS, TS Nguyễn An Thịnh phát biểu tại hội thảo. Ảnh NH

“Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, ngành nghề sẽ giúp các bạn sinh viên biết được cơ sở lý thuyết và thực tiễn về sự phát triển kinh tế quốc tế, điều mà các quốc gia đang trên đà phát triển có thể nhìn vào để cải thiện những gì mình còn thiếu sót. Từ đó tìm ra lối đi riêng, giúp kinh tế đất nước phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa” – PGS, TS Nguyễn An Thịnh thông tin.

Được biết, để xây dựng chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế, đã lựa chọn 4 nhóm liên quan tham gia vào cuộc khảo sát, bao gồm: Nhà tuyển dụng trong lĩnh vực kinh tế; Giảng viên đang giảng dạy, nghiên cứu về kinh tế học, kinh tế phát triển tại các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế; Sinh viên đang tham gia chương trình đào tạo cử nhân kinh tế phát triển; cựu sinh viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân kinh tế phát triển.

Sinh viên theo học ngành Kinh tế phát triển sau khi ra trường có thể làm việc tại 6 vị trí việc làm, bao gồm: Các tập đoàn kinh tế trong nước và ngoài nước; Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, cơ quan phát triển quốc tế; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Các tổ chức công, cơ quan quản lý nhà nước; Tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu và trường đại học trong và ngoài nước; Khởi nghiệp kinh doanh.

Chương trình đào tạo các ngành Kinh tế phát triển được tham khảo từ chương trình đào tạo Cử nhân chất lượng cao ngành Kinh tế và Phát triển Quốc tế của Trường Đại học Sussex (Vương quốc Anh). Giảng dạy vào học tập bằng tiếng Anh chiếm 30% tổng số tín chỉ, chú trọng thực hành, phân tích định lượng và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Ấm áp gian hàng 0 đồng cho người khó khăn

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất gì về bồi hoàn phí đào tạo?

Cảnh giác với chiêu trò "việc nhẹ lương cao": Sinh viên dễ mắc bẫy

Đà Lạt tôn vinh gia đình có công với cách mạng tiêu biểu

Công trường đê sông Mã: Nơi lịch sử hóa tượng đài

“HiGreen Trường Sa" – một triệu mầm xanh vươn mình giữa biển

Bộ Y tế vào cuộc vụ hành hung bác sĩ

Thấy gì từ việc xây cầu đường bộ xuyên biên giới?

Phát hiện chất cấm trong 5 sản phẩm tăng cường sinh lý

​Chi tiết kế hoạch kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quân đội Việt Nam cứu sống thêm 1 nạn nhân động đất ở Myanmar

Tăng học phí đại học: Phụ huynh thêm áp lực

Giải mã công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025

Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Lan tỏa văn hóa xanh từ sản xuất đến tiêu dùng

Nhiều hoạt động huấn luyện diễn ra tại Vùng 5 Hải quân

Thông tin mới nhất vụ cháy nhà ở Quận 8 làm 3 người tử vong

Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Thời tiết hôm nay 2/4: Nam Bộ có mưa đá, lốc xoáy