Chủ nhật 17/11/2024 20:20

Đánh thức tiềm năng tiết kiệm năng lượng

Trong số những biện pháp đối phó với thực trạng thiếu hụt năng lượng ở Việt Nam, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là biện pháp hữu hiệu nhất đối với ngành công nghiệp, bởi tiềm năng tiết kiệm năng lượng của ngành rất lớn, đồng thời các giải pháp tiết kiệm năng lượng xét về mặt kinh tế cũng tương đối khả thi đối với các doanh nghiệp.

Tại Hội thảo tổng kết Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam”, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - khẳng định, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 13/3/2019, đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm 5 - 7% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc trong giai đoạn 2019 - 2025 và từ 8% - 10% trong giai đoạn 2019 - 2030.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp rất lớn

“Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân trong nước, Chính phủ cũng đã và đang nhận được hỗ trợ từ nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ. Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam” là một phần trong quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững” - ông Trịnh Quốc Vũ cho hay.

Dưới sự tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc, dự án tập trung hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ năng lượng (gồm các công ty dịch vụ năng lượng và các trung tâm tiết kiệm năng lượng) và các cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Thông qua hình thức đào tạo, thực hành tại các dự án thí điểm, họ có cơ hội được triển khai tất cả các bước thực hiện dự án đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.

Dự án được thiết kế nhằm góp phần xóa bỏ các rào cản đã được nhận dạng để thúc đẩy sự phát triển của các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) và tạo môi trường thuận lợi thực hiện các dự án đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường Việt Nam. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 12/2017 đến tháng 2/2020, gồm 3 hợp phần chính.

Trong hai hợp phần đầu tiên, dự án tập trung nâng cao năng lực xây dựng dự án đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho các cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng và công ty dịch vụ năng lượng, cũng như xác định các dự án đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng khả thi trong các ngành công nghiệp Việt Nam. Ở hợp phần cuối cùng, dự án ưu tiên tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp tìm kiếm dự án đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng hiệu quả nhất; kết nối các doanh nghiệp với các ngân hàng, đơn vị tài trợ; hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch, thực hiện thủ tục vay vốn và triển khai dự án.

Thông qua việc đánh giá, tìm hiểu công nghệ tiết kiệm năng lượng của 2.409 doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm, dự án đã lựa chọn 10 doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng dưới sự giám sát của các chuyên gia năng lượng Hàn Quốc. Kết quả, 108 giải pháp tiết kiệm năng lượng được đề xuất. Thực hiện các giải pháp này, các doanh nghiệp có tiềm năng tiết kiệm chi phí khoảng 78.000 USD/năm, cắt giảm 606 nghìn tấn CO2/năm, với mức đầu tư dự kiến gần 200.000 USD, thời gian hoàn vốn 2,6 năm.

Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam” là một phần trong quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững”.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10