Thứ bảy 10/05/2025 11:17

Đảm bảo bộ máy tổ chức sau sắp xếp hoạt động liên tục, không gián đoạn

Sáng 14/2, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Xử lý tài sản sau sắp xếp

Đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã cơ bản tính toán, bao quát được các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Minh Đức (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) dành sự quan tâm đến vấn đề xử lý tài sản sau sắp xếp.

Theo đại biểu thời gian vừa qua, trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã cho thấy nhiều vướng mắc ở địa phương. Trong khi đó, hiện nay số lượng các cơ quan, đơn vị thuộc diện sắp xếp rất lớn, khối lượng tài sản cũng rất lớn.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức - Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh. Ảnh: QH

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cũng chỉ rõ, hiện nay đã có Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151 và gần đây nhất là Nghị định số 03/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất nhưng cũng chưa đủ...

Chẳng hạn như tài sản được hình thành trong tương lai nằm trong các dự án, đề án mà chủ đầu tư là những cơ quan đang trong diện sắp xếp. Vậy trách nhiệm đặt ra cho cơ quan là chủ đầu tư khi được chuyển giao cho các cơ quan mới như thế nào cũng cần được tính toán đến để các tài sản này được xử lý một cách hợp lý”, đại biểu Nguyễn Minh Đức nói.

Về hiệu lực thi hành của nghị quyết, đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn Nghệ An) tán thành với đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật là đề nghị quy định nghị quyết này có hiệu lực thi hành ngay từ khi được Quốc hội thông qua để tạo cơ sở pháp lý càng sớm càng tốt cho các cơ quan từ trung ương đến địa phương thực hiện việc sắp xếp và chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sẵn sàng đi vào hoạt động ngay từ thời điểm có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước bởi hiện tại cũng đã có một số cơ quan công bố và chính thức thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo các phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đại biểu Trần Nhật Minh nêu thực tế, hiện nay để thực hiện nhiệm vụ quyết định thành lập các bộ, cơ quan trung ương thuộc UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện phải ban hành các nghị quyết. Nhưng xét về căn cứ pháp lý, các nghị định của Chính phủ về tổ chức các cơ quan trung ương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vẫn còn hiệu lực pháp luật, chưa được sửa đổi, bổ sung theo mô hình bộ máy tổ chức mới.

Đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An. Ảnh: QH

Để áp dụng các văn bản của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ về bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tổ chức các cơ quan trung ương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thì phải chờ Nghị quyết của Quốc hội ban hành.

Do đó, nếu thời điểm có hiệu lực của nghị quyết là từ ngày 1/3/2025, theo đại biểu Trần Nhật Minh là muộn, chưa đáp ứng được mục đích khi xây dựng nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật trong điều kiện chưa thể sửa đổi, bổ sung số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật.

Đảm bảo bộ máy sau sắp xếp hoạt động bình thường, liên tục

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy là văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng trong bối cảnh thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy để tạo cơ sở pháp lý và đặt ra những nguyên tắc chung đối với hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền khi triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm đảm bảo các hoạt động bình thường liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu. Ảnh: QH

​"Đây cũng là vấn đề khó khi thiết kế để làm sao vừa bao quát hết toàn diện các nội dung và vừa khái quát, mang tính nguyên tắc để cả hệ thống vận hành bình thường, không gián đoạn, không bỏ sót, không trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực và địa bàn", Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu.

​Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết: Nghị quyết chỉ quy định những nguyên tắc xử lý chung, không đặt ra vấn đề quy định về quy trình, trình tự, thủ tục, chế tài... Nếu đặt ra tất cả các nội dung với phạm vi bao trùm như vậy thì đây là một điều không khả thi. Những vấn đề đã có quy định của văn bản quy phạm pháp luật, đã rõ, đã xử lý, không có vướng mắc, chúng ta tiếp tục thực hiện như vấn đề tài chính, tài sản, chế độ chính sách của cán bộ, công chức, viên chức...

Dự thảo Nghị quyết cũng quy định, việc xử lý một số vấn đề liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy (bao gồm nguyên tắc xử lý việc thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị) và theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp nhà nước cũng là tổ chức quy định tại khoản 10, khoản 11 Điều 4. Do đó, việc sắp xếp tổ chức của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các nội dung liên quan đến quản lý doanh nghiệp nhà nước theo phương án sắp xếp được cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết này.

Nhấn mạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy có phạm vi tác động rất sâu rộng và có thể chưa thể dự liệu hết được các tình huống phát sinh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, điều 13 dự thảo Nghị quyết đã quy định nguyên tắc để giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức chức bộ máy.

​"Trong đó có một cơ chế khá đặc biệt, Quốc hội cho phép Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân cao xem xét, ban hành, giải quyết hoặc ủy quyền ban hành văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc thẩm quyền. Đồng thời cũng cho phép các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản, bằng hình thức văn bản hành chính, để hướng dẫn, giải quyết vấn đề phát sinh. Đây là quy định trong điều kiện rất đặc biệt của đất nước để bảo đảm xử lý kịp thời, nhanh chóng những vấn đề phát sinh. Mục đích cao nhất, quy định đặt ra phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật", Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu.

Nghị quyết được dự thảo gồm 15 điều. Điều 1 xác định cụ thể phạm vi điều chỉnh bao gồm: Nguyên tắc xử lý; việc thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là cơ quan), chức danh có thẩm quyền; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và việc xử lý một số vấn đề khác khi thực hiện sắp xếp.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: công tác cán bộ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

TRỰC TIẾP: Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nga: Đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí, hạt nhân

Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Khánh thành Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam - Azerbaijan

Hoạt động ngoại giao của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tại Kazakhstan