Thứ tư 25/12/2024 20:03

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đưa ra 7 nhóm giải pháp.

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang đối mặt với hàng loạt điểm nghẽn, đòi hỏi những giải pháp toàn diện để đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và bền vững.

Vượt qua điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo PGS.TS. Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, một trong những thách thức lớn nhất là tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng vượt xa khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng hiện tại. Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, đặc biệt là than, khiến Việt Nam chịu áp lực lớn trước biến động thị trường toàn cầu. Theo Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2019, từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu năng lượng thuần, với dự báo nhu cầu nhập khẩu nhiên liệu tăng gấp 8 lần vào năm 2050 so với 2019. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí mà còn đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng quốc gia.

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ảnh minh hoạ: Thế Duy

Ngoài ra, sự phát triển năng lượng tái tạo - vốn được kỳ vọng giảm thiểu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch - vẫn gặp nhiều rào cản. Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án. Việc lựa chọn giữa tiêu chuẩn công nghệ cao và thấp cũng gây ra nhiều tranh cãi, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và dòng tiền của doanh nghiệp.

Hạ tầng năng lượng cũng là một điểm nghẽn quan trọng. Theo ước tính của Trung tâm Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, Việt Nam cần ít nhất 25 tỷ USD mỗi năm trong 20 năm tới để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong đó ngành năng lượng chiếm gần 45%. Tuy nhiên, sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này còn hạn chế so với các nước trong khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, các chính sách giá năng lượng chưa phù hợp với cơ chế thị trường, thị trường năng lượng cạnh tranh còn thiếu liên thông giữa các phân ngành, khiến việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên chưa hiệu quả.

Để vượt qua những điểm nghẽn này, cần thúc đẩy đa dạng hóa cơ cấu nguồn cung năng lượng, ưu tiên năng lượng tái tạo, đồng thời hoàn thiện khung pháp lý và chính sách giá để khuyến khích đầu tư tư nhân. Việc tăng cường hợp tác quốc tế và phát triển công nghệ năng lượng sạch cũng là yếu tố quan trọng, đảm bảo nguồn năng lượng bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Những giải pháp mang tính đột phá

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đã chỉ ra rằng, việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia đòi hỏi một hệ thống giải pháp đồng bộ và mang tính đột phá. Đây không chỉ là nhiệm vụ chiến lược mà còn là yêu cầu cấp bách để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội bền vững.

PGS.TS. Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Ảnh: Thế Duy

Trước hết, cần đổi mới tư duy và phương pháp quy hoạch năng lượng. Ông Lâm nhấn mạnh, các quy hoạch hiện nay cần gắn trách nhiệm của các bộ quản lý ngành vào tính khả thi, chấm dứt tình trạng lập quy hoạch chỉ để “cấp phép”. Các dự án năng lượng tái tạo cần được quy hoạch có trọng điểm, đầu tư vào công nghệ lưu trữ năng lượng như pin để tăng cường nguồn lực dự trữ. Điều này không chỉ giúp chủ động trong bảo đảm an ninh năng lượng mà còn giảm tình trạng dàn trải, không hiệu quả như hiện nay.

Tiếp theo, cơ cấu lại nền kinh tế là bước đi quan trọng nhằm giảm áp lực tiêu thụ năng lượng. Theo PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, và kinh tế carbon thấp sẽ không chỉ giảm hao phí năng lượng mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Đây là định hướng tất yếu để Việt Nam đạt được tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Bên cạnh đó, tiết kiệm năng lượng vẫn là giải pháp ưu tiên hàng đầu. Mặc dù Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Quốc hội thông qua từ năm 2010, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chính đến từ nhận thức hạn chế của cộng đồng và doanh nghiệp. Do đó, cần đẩy mạnh hỗ trợ về tài chính, công nghệ để giúp doanh nghiệp thay thế dây chuyền công nghệ cũ, kém hiệu quả.

Phát triển năng lượng tái tạo cũng là một yếu tố quan trọng. Việt Nam dù có tiềm năng lớn về điện gió và điện mặt trời nhưng việc triển khai vẫn chưa đạt kỳ vọng. PGS.TS. Vũ Trọng Lâm cho rằng, vai trò của Chính phủ cần được thể hiện rõ hơn trong việc ban hành các chính sách pháp lý và khung khổ tài chính hỗ trợ, chẳng hạn như Luật Năng lượng tái tạo. Đồng thời, cần xây dựng các quỹ đặc biệt để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực này.

Một giải pháp đáng chú ý khác là thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng mới. Việt Nam cần thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các dạng năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, địa nhiệt, sóng biển, hay hydro xanh. Việc này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất năng lượng mà còn giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung truyền thống.

Hướng tới hội nhập quốc tế, Việt Nam cần xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, gắn với xu thế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đa dạng hóa hình thức sở hữu và loại bỏ bao cấp, độc quyền sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, tham gia phát triển năng lượng.

Cuối cùng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là chìa khóa để bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định. PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đề xuất, Việt Nam nên tận dụng hiệu quả tài nguyên trong nước và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên từ nước ngoài. Việc nhập khẩu các nguồn năng lượng không có lợi thế sản xuất trong nước, như than hay điện năng, cần được tính toán kỹ lưỡng nhằm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu năng lượng, tiến tới mục tiêu xuất lớn hơn nhập.

Với các giải pháp mang tính đột phá, đồng bộ và khả thi, an ninh năng lượng quốc gia sẽ không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp Việt Nam giữ vững nền độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày