Đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu đó thì vấn đề an ninh năng lượng cần phải được đảm bảo cung cấp đầy đủ cho an toàn, cũng như sản xuất tiêu dùng. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tất cả sẽ được ông Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế giải đáp trong chương trình Năng lượng và Cuộc sống 2023 phát sóng lúc 17h30 chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV2. Chương trình có sự tham gia của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) đã hân hạnh đồng hành cùng chương trình.
Hiện nay, trong ngành kinh tế của mỗi quốc gia có rất nhiều loại an ninh: An ninh kinh tế, an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng, an ninh lương thực ... Đối với nước ta, theo kế hoạch từ năm 2021 đến 2030 nhu cầu về năng lượng hàng năm đòi hỏi rất lớn, với tốc độ đòi hỏi tăng năm sau cao hơn năm trước khoảng 8,5%. Thực tế, trong điều kiện năng lượng hiện nay việc sử dụng năng lượng hóa thạch là rất nhiều, để thực hiện được chiến lược Netzero bằng “0” thì việc sử dụng năng lượng xanh là một xu thế tất yếu, là nhu cầu hiện nay để đảm bảo môi trường sống cũng như sự chống biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta. Theo dự kiến đến năm 2030 chúng ta sẽ tiến tới năng lượng tái tạo chiếm tới 32% trong tổng nguồn cung và đến năm 2045 chúng ta tiến tới là 48%.
Bên cạnh đó chúng ta vẫn gặp khá nhiều khó khăn và thách thức chẳng hạn như trong giai đoạn đầu chi phí năng lượng xanh cao như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời cao hơn so với việc sử dụng năng lượng hóa thạch. Bên cạnh đó, đây là một lĩnh vực mới nên việc tiếp cận cũng như trình độ kỹ thuật, khoa học còn phụ thuộc hoàn toàn kỹ thuật nước ngoài dẫn tới những khó khăn và thách thức lớn đối với Việt Nam chúng ta. Ngoài ra, trình độ chuyên môn của cán bộ sử dụng, ứng dụng còn rất nhiều hạn chế, nhận thức của một số doanh nghiệp, người dân trong xã hội cũng gặp rất nhiều hạn chế.