Đảm bảo an ninh an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử đang trở thành vấn đề cấp thiết.
Xử lý nghiêm vi phạm, gian lận trên sàn thương mại điện tử An toàn thông tin mạng: Các chủ thể cùng vào cuộc

Quản lý và phát triển thương mại điện tử theo hướng bền vững

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm; Doanh số thương mại điện tử B2C tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước; phấn đấu đạt trên 40 - 45% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.

Đảm bảo an ninh an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử
Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng mua sắm xuyên biên giới và đang trở thành hình thái kinh doanh phổ biến tại Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử hiện đang trở thành một hình thái kinh doanh phổ cập của doanh nghiệp và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam. Để thương mại điện tử phát triển bền vững, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2030, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp chính gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh CMCN 4.0; Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử; Xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử; tăng cường năng lực cho các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử; Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương; phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Theo ông Võ Văn Khanh – Đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tại miền Trung, Tây Nguyên, để thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, về phía Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách mới khuyến khích thương mại điện tử phát triển. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử; tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử với việc cải thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và logistics cho thương mại điện tử, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động logistics; Đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử. Về phía doanh nghiệp, ông Khanh cho rằng bản thân doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư hợp lý xây dựng cửa hàng trực tuyến; đẩy mạnh tiếp thị thông qua kênh truyền thông xã hội; đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ; chú trọng chăm sóc khách hàng.

Đảm bảo an ninh an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính, khi việc ứng dụng công nghệ số trong các doanh nghiệp phát triển nhanh, số lượng giao dịch điện tử tăng lên nhanh chóng sau mỗi năm thì vấn đề đảm bảo an toàn trong giao dịch điện tử, an ninh bảo mật dữ liệu càng trở nên cấp thiết nhằm bảo vệ an toàn hệ thống và dữ liệu khách hàng.

Hiện nay, việc xác thực đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch điện tử được thể hiện qua chữ ký số. Chữ ký số cũng đồng thời là một giải pháp bảo mật, mã hóa dữ liệu quan trọng trên môi trường số.

Việc hình thành các quy định pháp lý về cung cấp dịch vụ chữ ký số, con dấu điện tử và chứng thực chữ ký số, con dấu điện tử sẽ đảm bảo cho mô hình ký số từ xa của các doanh nghiệp an toàn, hiệu quả.

Đảm bảo an ninh an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử
Giao dịch thương mại điện tử tăng mạnh đi kèm với những thách thức liên quan đến đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong thương mại điện tử

Góp ý giải pháp kiểm soát hiệu quả việc đảm bảo an ninh an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử, đồng thời thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển bền vững ở Việt Nam, TS. Trần Thị Sáu (Đại học Kinh tế Đà Nẵng) và ThS. Trần Thị Phương Thảo (Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng) cho rằng, cần có các chính sách phát triển ngành thương mại điện tử Việt Nam không chỉ mang tính thúc đẩy mà còn có tính kiểm soát, tính khả khi.

Trong đó, các chính sách pháp lý cần quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử và cơ quan, cá nhân quản lý hoạt động thương mại điện tử. Quy định rõ trách nhiệm của sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa theo những thông tin được cung cấp trên trang web và trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đặc biệt pháp luật hiện hành chủ yếu điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử qua sàn giao dịch thương mại mà chưa có quy định riêng dành cho các hình thức thương mại điện tử qua các mạng xã hội như Zalo, Facebook... có những cách thức, quy trình thực hiện nhiều sự khác biệt. Vì vậy nên cần bổ sung các quy định pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử qua các mạng xã hội ngoài sàn giao dịch điện tử và ứng dụng điện thoại di động. Đồng thời bổ sung chế định uỷ quyền khi tham gia giao dịch điện tử vào trong Luật Giao dịch điện tử nhằm hình thành hành lang pháp lý an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử.

Về hợp đồng thương mại điện tử pháp luật cũng quy định cụ thể về nội dung các điều khoản cơ bản của hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của các bên, nhất là khách hàng.

Nâng cao mức xử phạt xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử. Đặc biệt, các chính sách cần nâng cao khả năng thực thi việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thương mại điện tử, bảo vệ thông tin cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử, tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, hạ tầng phần mềm lẫn phần cứng, nhằm đảm bảo an toàn thông tin khách hàng và giao dịch.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động