Thứ bảy 21/12/2024 21:14

Đắk Nông: Tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm ước đạt 8,70%

Trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Đắk Nông ước đạt 8,70% so với năm 2021. Trong đó khu vực dịch vụ tăng trưởng cao nhất với 11,32%.

GRDP tăng trưởng tích cực, công nghiệp và thương mại ghi dấu ấn

Chiều ngày 20/10, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2022.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười chủ trì buổi họp báo

Theo UBND /chu-de/tinh-dak-nong.topic, trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh ước đạt 8,70% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng cao nhất với mức tăng 11,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,27%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,33% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,09%.

Cụ thể, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 15.078 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 87,66% kế hoạch. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ so với cùng kỳ và tăng hầu hết ở các nhóm hàng hóa thiết yếu. Bình quân 9 tháng năm 2022, CPI tăng 2,11% so với bình quân cùng kỳ, trong đó tăng cao nhất là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 7,2%), nhóm giao thông (tăng 5,93%), nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 2,95%).

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tương ổn định so với cùng kỳ năm 2021. Đa phần các sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, như: cồn công nghiệp ước đạt 9.987 tấn, tăng 22,7%; cà phê bột ước đạt 1.355 tấn, tăng 10%; chế biến cà phê nhân ước đạt 216 nghìn tấn, tăng 5,4%; mủ cao su ước đạt 10.918 tấn, tăng 18,9%; hạt điều nhân ước đạt 1919 tấn, tăng 16,4%; điện thương phẩm ước đạt 559 triệu kwh, tăng 10,5%; điện sản xuất ước đạt 1.845 triệu kwh, tăng 24,3%.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 761 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 65% kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2022 dự kiến đạt 193,1 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra về hoạt động du lịch, tổng lượt khách du lịch đến Đắk Nông quý III/2022 ước đạt 149.750 lượt khách. Lũy kế 9 tháng đầu năm ước đạt 394.250 lượt khách, tăng 229% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó khách quốc tế ước đạt 1.261 lượt, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhiệm vụ ngành Công Thương trong 3 tháng cuối năm

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, trong số các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu, các sư kiện có quy mô quốc tế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác xuất khẩu.

Tỉnh Đắk Nông sẽ tập trung đầu tư, xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng trong thu hút đầu tư trong triển khai thực hiện dự án

Bên cạnh đó, tăng cường theo dõi, đôn đốc các dự án, công trình xây dựng có kế hoạch triển khai trong năm 2022, đặc biệt là sớm có các giải pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án điện gió đang triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ. Tiếp tục kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét, hướng dẫn các vướng mắc trong cơ chế, chính sách đối với các quy định liên quan đến các dự án trọng điểm trên địa bàn /chu-de/tinh-dak-nong.topic.

Đồng thời, tập trung đầu tư, xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng trong thu hút đầu tư trong triển khai thực hiện dự án. Đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng và sớm hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Nhân Cơ, đáp ứng tiến độ xây dựng Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông sớm đi vào hoạt động.

Cùng với đó, UBND tỉnh Đắk Nông sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu, các sự kiện có quy mô quốc tế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác xuất khẩu.

Đức Thảo

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá