Chủ nhật 22/12/2024 16:55

Đắk Nông: Tích cực đưa hàng Việt về miền núi

Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông, trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra 3 phiên chợ hàng Việt về miền núi tỉnh Đắk Nông, với tổng kinh phí là 450 triệu đồng từ nguồn xúc tiến thương mại cấp quốc gia do Bộ Công Thương phê duyệt.

Chương trình sẽ được tổ chức tại các huyện: Đắk Mil, Đắk R’lấp và Tuy Đức. Thời gian dự kiến tổ chức vào quý III và IV/2021.

Thông qua các phiên chợ sẽ giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được tiếp cận với hàng Việt Nam chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Các doanh nghiệp tham gia sẽ được trưng bày, giới thiệu các sản phẩm sản xuất trong nước tới người dân vùng sâu, vùng xa và tìm kiếm thêm các kênh phân phối mới.

Người dân Đắk Nông có nhu cầu cao về hàng Việt

Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa được xem là một trong những nội dung chính của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Đây cũng là hoạt động kết nối nhanh, hiệu quả để hàng Việt tới tay người tiêu dùng. Vì vậy, khâu kiểm soát nguồn hàng tại các phiên chợ như vậy luôn được chú trọng.

Theo Sở Công Thương Đắk Nông, những năm gần đây, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn luôn được Sở Công Thương tổ chức chặt chẽ. Do đó, số lượng doanh nghiệp tham gia phiên chợ không còn ồ ạt như trước. Khâu tổ chức đã tập trung vào việc bán hàng và gói gọn vào những sản phẩm thiết yếu. Đặc biệt, hàng hóa đều do các doanh nghiệp sản xuất trong nước trực tiếp mang đến tham gia. Về nguồn gốc hàng hóa, Trung tâm cũng đã có sự kiểm duyệt chặt hồ sơ, thủ tục pháp lý của những doanh nghiệp đăng ký.

Tại các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi, phần lớn các mặt hàng là lương thực, thực phẩm, giày dép, quần áo, hàng tiêu dùng… Tất cả hàng hóa đều dán tem, nhãn mác và tuân thủ việc niêm yết giá đúng quy định. Do đơn vị sản xuất trực tiếp bán hàng, nên giá cả cũng luôn được linh động, hợp lý. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào phiên chợ cũng được chú trọng. Mỗi doanh nghiệp tham gia phiên chợ cũng phải ký cam kết bán hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Ngoài ra, thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, dưới sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông đã xây dựng nhiều Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh. Hàng hóa được bày bán tại Điểm bán hàng Việt phải đạt 100% là hàng hóa được sản xuất trong nước, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác sản phẩm…

Các hoạt động trên đã tạo động lực nâng cao tỷ lệ hàng Việt tại các kênh phân phối tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh lượng tiêu thụ hàng hóa có nguồn gốc tại Việt Nam thường xuyên chiếm từ 20-30% so với các loại hàng hóa nước ngoài. Ngoài các chương trình bán hàng, Ban chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tỉnh Đắk Nông cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền để hỗ trợ người tiêu dùng như: Bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh, tọa đàm kỹ thuật, phát cẩm nang hướng dẫn mua sắm...

Đến nay, toàn tỉnh có tới 89% người tiêu dùng đã tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 75% người tiêu dùng khuyên người thân trong gia đình, bạn bè nên mua hàng Việt. Đặc biệt, tỷ trọng hàng Việt tại các chợ truyền thống trong tỉnh đã chiếm trên 70%, là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai Cuộc vận động trong thời gian tới.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa