Theo số liệu của TTKC&TVPTCN Đắk Lắk, năm 2019, hoạt động khuyến công của tỉnh triển khai 19 đề án, tổng nguồn vốn thực hiện 5,724 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 2,459 tỷ đồng, vốn đối ứng của các cơ sở công nghiệp nông thôn là 3,265 tỷ đồng, các đề án thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch đề ra.
Các chương trình, hoạt động khuyến công, đặc biệt là việc hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã góp phần khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn xác định hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả, từng bước nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp phát triển. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, hoạt động khuyến công đã góp phần khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn mạnh dạn đầu tư phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp.
Theo ông Trương Ngọc Minh - Giám đốc TTKC&TVPTCN Đắk Lắk, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn một số khó khăn tồn tại trong quá trình triển khai.
TTKC&TVPTCN Đắk Lắk đã đưa ra các giải pháp như tăng cường vai trò các đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công |
Cụ thể, quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án khuyến công ở giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian như: khảo sát, đánh giá, tư vấn; hướng dẫn và khả năng xây dựng, lựa chọn các đề án khuyến công có tính khả thi; chưa có kế hoạch đồng bộ hỗ trợ chuyển tiếp, nhân rộng sau khi thực hiện các đề án; mức hỗ trợ còn khiêm tốn so với tổng chi phí đầu tư nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Các chính sách và hoạt động khuyến công, các mô hình khuyến công được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đa dạng, sức lan tỏa của đề án khuyến công chưa cao dẫn đến nhiều đối tượng thụ hưởng trực tiếp chưa cung cấp đầy đủ thông tin và chính sách của trung ương, địa phương về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Cùng với đó, các cơ sở công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính đầu tư đổi mới ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến còn hạn chế, phát triển sản xuất kinh doanh chưa mạnh do đó có tình trạng đối tượng thụ hưởng xin tạm dừng, chuyển đầu tư hoặc chuyển sang năm sau, gây ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai thực hiện công tác khuyến công.
Từ đó TTKC&TVPTCN Đắk Lắk đã đưa ra một số giải pháp như tăng cường vai trò công tác thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công; tăng cường quản lý nhà nước về khuyến công nâng cao cơ chế, chính sách đã ban hành để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tế địa phương. Huy động nguồn tài chính cho hoạt động khuyến công; nâng cao nguồn nhân lực thị trường tiêu thụ sản phẩm cho cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ.