Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu, đầu ra của lụa dệt từ tơ sen của làng Phùng Xá vẫn đang là bài toán không dễ có lời giải .
Định vị thương hiệu lụa tơ tằm Nha Xá Nét tinh hoa của lụa Vạn Phúc Nghệ nhân Phan Thị Thuận: Biến ý tưởng độc đáo thành hiện thực

Thông tin được đưa ra tại buổi Tọa đàm “Nghệ nhân Phan Thị Thuận - Tơ sen – Thực trạng và giải pháp vươn mình ra thế giới” do Câu lạc bộ doanh nhân họ Phan miền Bắc phối hợp với một số đơn vị tổ chức ngày 19/1, tại Hà Nội.

4.800 cuống sen mới làm ra được một tấm lụa

Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) được coi là cái nôi của nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Trải qua rất nhiều thăng trầm, nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của Phùng Xá dần mai một, đến nay làng nghề Phùng Xá chỉ còn có một doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, đó là Công ty TNHH dâu tằm tơ Mỹ Đức của bà Phan Thị Thuận.

Theo nghệ nhân Phan Thị Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức , sau sản phẩm đặt biệt đó là chăn bông tơ tằm do con tằm tự dệt thì sản phẩm tiếp theo, là lụa tơ sen – một sản phẩm độc đáo, mang giá trị văn hóa và kinh tế cao. Đây không chỉ là sự khẳng định tài năng và sự sáng tạo của bà, mà còn mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng cho nghề dệt thủ công Việt Nam.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận người “tiên phong” việc sản xuất lụa tơ sen. Ảnh Nguyễn Hạnh
Nghệ nhân Phan Thị Thuận giới thiệu các sản phẩm từ tằm tự dệt và tơ sen đến du khách. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Để tạo ra được lụa tơ sen, đòi hỏi người thợ cần trải qua nhiều quy trình tỉ mỉ. Những cuống sen được thu hoạch và cắt cuống, làm sạch gai. Sau khi đã phân loại, người thợ cần dùng dao khứa nhẹ và làm đứt vỏ thân cây sen. Tơ rút xong được cho vào ống và đưa vào guồng se cho sợi tơ săn chắc lại. Những sợi tơ sen đạt chuẩn được đưa vào khung cửi để dệt thành những tấm lụa hoàn chỉnh.

Một tấm lụa cần khoảng 4.800 cuống sen, nhưng ngay cả những người thợ lành nghề nhất một ngày chỉ làm khoảng 200-250 cuống sen. Lụa tơ sen được làm ra mang hương thơm thảo mộc, dễ chịu. Mỗi sợi tơ sen như “mạch máu” nuôi dưỡng cây sen. Nhờ sự độc đáo, giá trị văn hóa, mà các sản phẩm dệt từ tơ sen thu hút được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Tơ sen đã được Nhà nước đầu tư phát triển. Năm 2023, các sản phẩm: khăn lụa tơ sen, tranh lụa thêu tơ sen,... của làng nghề đã được thành phố đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP.

“Phải mất 1 tháng 7 ngày, chúng tôi mới sản xuất ra được 1 sản phẩm khăn dệt từ tơ sen, giá bán khăn không thêu vào khoảng 10 triệu đồng/chiếc, còn với những sản phẩm khăn có thêu tay thì vào khoảng 12 triệu đồng/chiếc”, nghệ nhân Phan Thị Thuận nói.

Mong muốn kết nối, mở rộng thị trường

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam hiện đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng tơ, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Giá trị xuất khẩu tơ lụa năm 2022 đạt 70 triệu USD. Phần lớn tơ thô của Việt Nam được xuất khẩu sang Ấn Độ, chiếm tỷ trọng hơn 90%.

Tuy nhiên, với các sản phẩm làm từ tơ sen hội tụ nhiều yếu tố để mở rộng ra những thị trường lớn trên thế giới. Ví dụ như, các sản phẩm làm từ tơ sen đã được công nhận là OCOP 5 sao. Tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận cũng có những câu chuyện hấp dẫn, độc đáo. Sản phẩm tơ sen đã và đang được thị trường quốc tế yêu thích, đánh giá cao nhờ sự độc đáo, giá trị nhân văn, nhân đạo tốt đẹp.

Sẵn sàng truyền nghề miễn phí cho những ai muốn học, điều mà bà Phan Thị Thuận mong muốn đó là được kết nối, hỗ trợ để tạo đầu ra rộng hơn không chỉ thị trường trong nước mà cả thế giới.

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, TS. Đào Trọng Chương - Nguyên trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng - nhận định, sản phẩm lụa tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận có tiềm năng rất lớn để vươn tầm quốc tế. Hiện tại, các nghệ nhân, doanh nghiệp, làng nghề đã được địa phương, Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Tuy nhiên, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung, sản phẩm tơ sen, tơ tằm vươn mình ra “biển lớn” quốc tế, thì bên cạnh yếu tố độc đáo, việc sản xuất tơ cần phải nâng tầm công nghệ, bắt kịp thời đại. Bên cạnh đó, thị trường nguyên liệu cần mở rộng, để đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, công ty cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ, máy móc rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. Cuối cùng, cần đảm bảo chế độ an sinh, xã hội cho những người thợ làm các sản phẩm tơ sen, tơ lụa an tâm làm nghề.

Trong năm 2024, nhà thiết kế Bùi Công Thiên Bảo đã sử dụng tơ sen để làm mẫu thiết kế “Lụa nàng Sen”, được Hoa hậu Huỳnh Thanh Thủy trình diễn trong cuộc thi Miss International 2024 tại Nhật Bản. Điểm nhấn bộ trang phục là phần mô phỏng khung cửi dệt vải thủ công gắn sau lưng. Trang phục đã được các giới chuyên môn quốc tế đánh giá rất cao.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ công mỹ nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.
Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động