Thứ tư 14/05/2025 16:15

Khánh Hòa tiếp tục trợ sức công nghiệp nông thôn phát triển

Thông qua nguồn kinh phí khuyến công, Khánh Hòa đã tạo lực đẩy mạnh mẽ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đổi mới máy móc, nâng cao năng lực sản xuất.

Nhiều đề án đã phát huy kết quả

Theo chương trình khuyến công giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hoà dự kiến dành hơn 15 tỷ đồng để hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, phân bổ hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ cho 37 cơ sở công nghiệp nông thôn mở rộng nhà xưởng, đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất để tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Riêng trong năm 2024, từ 1,8 tỷ đồng kinh phí khuyến công địa phương và hơn 1,1 tỷ đồng kinh phí khuyến công quốc gia, Khánh Hoà đã hỗ trợ 56 cơ sở được hỗ trợ đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến thuộc các ngành, nghề như chế biến nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm; sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu; sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp. Các đề án thu hút gần 27 tỷ đồng vốn đối ứng từ cơ sở.

Nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà được thụ hưởng chính sách khuyến công. Ảnh minh hoạ

Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Vĩnh Phước là một điển hình, với 300 triệu đồng hỗ trợ từ kinh phí khuyến công, cơ sở đã mạnh dạn đối ứng 700 triệu đồng để đầu tư máy móc, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng đơn đặt hàng lớn từ các công ty xuất khẩu trong nước. Theo đại diện hợp tác xã, với sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công, cơ sở sẽ có sự chuyển biến tích cực trong sản xuất, phát triển sản phẩm.

Hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà thời gian qua được ghi nhận đã phát huy tốt hiệu quả. Trong đó, đặc biệt khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

Đáng nói, các đề án được hỗ trợ sau khi vận hành đều giúp cơ sở sản xuất ổn định, có doanh thu năm sau cao hơn năm trước, tạo việc làm cho lượng lớn lao động lớn trên địa bàn nông thôn.

Tiếp tục là nội dung ưu tiên

Qua hơn 10 năm triển khai theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về Khuyến công, công tác khuyến công từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong thúc đẩy công nghiệp nông thôn địa phương phát triển. Đồng thời, hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn nâng cao năng lực, có sức cạnh tranh tốt và chỗ đứng trên thị trường.

Riêng với nội dung hỗ trợ đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến thuộc các ngành, nghề như: Chế biến nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm; sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu; sản xuất vật liệu xây dựng và hàng tiểu thủ công nghiệp…, đã có nhiều cơ sở được hỗ trợ, từ đó thúc đẩy chế biến và gia tăng giá trị cho nông sản, sản phẩm thế mạnh. Điều này cũng cho thấy, hỗ trợ đổi mới sản xuất công nghiệp nông thôn đã và đang là nội dung đạt hiệu quả tốt của khuyến công Khánh Hoà.

Tuy vậy, như nhiều địa phương khác, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà phần lớn có quy mô nhỏ, năng lực tài chính và nhân lực yếu việc mạnh tay ứng dụng công nghệ tiên tiến cho sản xuất còn hạn chế.

Mặt khác, vẫn còn những cơ sở chỉ chuyên tâm sản xuất mà chưa chú trọng tới việc tìm kiếm thông tin, nhất là về chính sách khuyến công hỗ trợ để giảm bớt gánh nặng tài chính trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp.

Do đó, thời gian tới, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Khánh Hoà tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến công bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phổ biến sâu rộng hơn công tác khuyến công, giúp các cơ sở tìm tới nguồn kinh phí hỗ trợ giảm bớt gánh nặng tài chính trong đầu tư.

Đồng thời, thường xuyên giám sát, hướng dẫn các cơ sở triển khai thực hiện đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng tiến độ đề án đăng ký. Theo dõi đôn đốc các đơn vị hoàn thiện chứng từ đầu tư đúng theo nội dung đề án để được giải ngân theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát, nắm bắt các cơ sở có nhu cầu tham gia đăng ký đề án khuyến công để bổ sung, thay thế các đề án không đáp ứng tiến độ, nội dung theo kế hoạch khuyến công.

Năm 2025, ngành Công Thương Khánh Hoà tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả công tác khuyến công, góp sức cùng ngành đạt mục tiêu đạt chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,5%.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình