Thứ hai 23/12/2024 09:25

Đại biểu Trương Minh Hoàng: “Mục tiêu lớn nhất của Kế hoạch sử dụng đất là mang lại lợi ích cho người dân”

Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân, vấn đề xây dựng Kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 sao cho phù hợp nhất với điều kiện hiện nay đang rất được quan tâm. Bên lề kỳ họp thứ 11, Quốc hội XIII, đại biểu Trương Minh Hoàng - đoàn Cà Mau đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.

Ông có đồng tình về Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) được đưa ra thảo luận tại hội trường Quốc hội lần này không?

Tôi cho rằng với điều kiện hiện nay, phải nhanh chóng xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo thực tế cụ thể từng địa phương. Ví dụ, diện tích đất rừng, đất sản xuất nông nghiệp cho trồng lúa buộc phải có sự chuyển đổi để phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn. Đây là yếu tố cần thiết phải thực hiện.

Hiện chỉ còn một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long cố gắng duy trì đất sản xuất lúa để đảm bảo tình hình an ninh lương thực và xuất khẩu. Nhưng hiện những vùng đất ấy đang bị tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán nặng nề. Nếu vẫn duy trì diện tích ấy để đảm bảo sản xuất 2 vụ lúa thì hiệu quả sẽ không cao, thiệt hại rất lớn đến năng suất mùa vụ cho người nông dân. Do đó, với những vùng như vậy, cần phải tính đến việc sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm để thích ứng với sự thay đổi nguồn nước. Hay sản xuất một vụ lúa, một vụ màu theo cách vụ này trồng lúa và ngay sau khi thu hoạch sẽ bơm nước ra để trồng đỗ xanh. Đây là việc mà Cà Mau đang làm rất tốt và mang lại hiệu quả rất cao.

Hoặc để tránh tình trạng cây ăn trái 5-7 năm mới thu hoạch được và chỉ thu hoạch được 1,2 vụ sau đó bị xâm ngập mặn hay hạn hán, tôi cũng đã có kiến nghị, khoanh vùng một diện tích nhất định để trồng cây ăn quả và xung quanh diện tích đó, vừa làm đê vừa làm mương để ngăn. Nếu nước mặn xâm nhập đến mương ngăn đó thì chúng ta sẽ chủ động bơm ra để không xâm nhập vào diện tích cây trồng. Đó là giải pháp căn cơ, bền vững.

Riêng với Cà Mau, theo ông Kế hoạch sử dụng đất này đã hợp lý với điều kiện của địa phương chưa?

Với địa phương tôi thì quy hoạch đã được thể hiện rõ rồi. Hiện chỉ có cái khó là làm thế nào để phát huy được quy hoạch này. Ví dụ như làm sao xây dựng được hệ thống nước, hệ thống thủy lợi để làm hồ nhân tạo chứa nước. Vì các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu nhờ vào mưa để có nước ngọt mà không có nguồn nào khác. Trong khi tình hình hạn hán đang là đe dọa lớn nhất trong hoàn cảnh hiện nay.

Trong tuần tới, khi Nghị quyết về Kế hoạch sử dụng đất được thông qua thì người dân sẽ được hưởng lợi gì, thưa ông?

Tôi kỳ vọng khi Nghị quyết ban hành thì các cấp sẽ triển khai kịp thời và làm thế nào để người dân hiểu rõ vì sao đưa ra quy hoạch này, qua đó giảm thiệt hại vì bà con cũng rất khó thay đổi thói quen sản xuất. Có bà con bên này sản xuất lúa nhưng bên kia nuôi tôm và khi xâm nhập mặn lấn qua thì bà con cũng có mâu thuẫn và chính quyền phải vào cuộc.

Từ thực tiễn từng địa phương, Nghị quyết đã ban hành rõ ràng quy hoạch. Giờ vùng nào làm gì cũng cần triển khai tuyên truyền để bà con hiểu rằng mục tiêu cao nhất của Nghị quyết là mang lại lợi ích cho bà con, giúp bà con đảm bảo thu nhập. Khi bà con đã hiểu thì Nghị quyết mới có hiệu quả và nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh