Thứ hai 23/12/2024 11:36

Đà Nẵng: K20 – căn cứ bí mật của lòng dân

Khu căn cứ cách mạng K20 được xem là biểu tượng của tinh thần cách mạng kiên cường, bất khuất của người dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu quốc.

Căn cứ cách mạng K20 thuộc các làng Đa Mặn, Mỹ Thị, Bà Đa, quận 3 cũ (nay là phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng), được Huyện ủy Hòa Vang và thành phố Đà Nẵng xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sau đó Quận ủy quận 3 tiếp tục phát triển từ cuối năm 1964

Tên gọi K20 – là mật danh để chỉ khu căn cứ cách mạng Đa Mặn. Nơi đây có một vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là vùng đất “thép” để xây dựng và phát triển phong trào đấu tranh cách mạng ngay trong lòng địch, điểm nối mạch liên lạc giữa cách mạng địa phương với vùng lân cận của thành phố và tỉnh Quảng Nam và là bàn đạp quan trọng để lực lượng vũ trang của ta đột kích vào các cứ điểm quân sự của địch

Từ năm 1964 - 1975, nhân dân đã xây dựng 157 hầm bí mật và hệ thống địa đạo chằng chịt trong lòng đất, nuôi giấu hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, hàng trăm tấn lương thực, hàng hóa và nhiều công văn tài liệu.

(Ảnh: Chị Nguyễn Thị Hồng Phúc - Tổ phó Tổ quản lý Khu căn cứ cách mạng K20 giới thiệu một hầm bí mật ngay trước sân Nhà thờ bà Nhiêu, được nguỵ trang như bậc thềm bình thường)

Hầm được đào ở khắp nơi trong nhà, dưới giường ngủ, ngoài vườn, ngoài hiên... tạo thành một thành luỹ vững chắc.

Hiện nay, vẫn còn lại một số các hầm bí mật tại các nhà thờ như nhà thờ ông Huỳnh Phiên, nhà thờ bà Nhiêu, nhà thờ tộc Huỳnh và nhà ông Huỳnh Trưng. Bốn địa điểm này đã được xếp hạng Di tích lịch sử trong khu Di tích lịch sử quốc gia K20. (Ảnh: Nhà thờ bà Nhiêu)

Tại ngôi nhà này, ông Huỳnh Trưng đã làm hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ thương binh trong suốt thời gian từ năm 1968-1975. Ngoài ra, nơi đây còn được lực lượng thanh niên, biệt động, tự vệ mật K20 sử dụng làm nơi phát tín hiệu cho cán bộ, bộ đội qua sông, xâm nhập vào K20

Ông Huỳnh Trưng bên ngôi nhà của mình

Nhà ông Huỳnh Trưng vẫn còn hầm bí mật được xây dựng ngay dưới bàn thờ trong nhà, hiện nay hầm đã được trùng tu, sửa sang lại rộng rãi hơn để du khách có thể trải nghiệm cảm giác khi chui hầm đi thông ra ngoài sát mé bờ sông.

Gia đình ông Trưng cho biết căn hầm này có thể chứa được vài chục người, ngày xưa là nơi tập trung của bộ đội thương binh trong suốt thời gian từ 1968 - 1975. Hiện nay, cũng có nhiều đoàn khách nước ngoài đã biết và đến tham quan tìm hiểu nơi này.

Do nhiều tác động, hiện nay Khu căn cứ cách mạng K20 không còn được bảo tồn nguyên gốc như vốn có, vì vậy, sự ra đời Nhà truyền thống K20 có ý nghĩa rất to lớn

Thông qua số lượng tài liệu, hiện vật phong phú, đa dạng được trưng bày, Nhà truyền thống K20 giúp công chúng hình dung được những nét cơ bản về phong trào đấu tranh cách mạng anh dũng của quần chúng nhân dân thành phố Đà Nẵng nói chung và K20 nói riêng.

Thời gian qua, di tích K20 đã đón nhiều lượt khách đến tham quan, trở thành địa chỉ học tập, giáo dục truyền thống yêu nước của hàng ngàn học sinh, người dân địa phương. Tháng 12/2023, Căn cứ cách mạng K20 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. (Ảnh: Tổ quản lý Khu căn cứ cách mạng K20)

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024) và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, phường Khuê Mỹ đã xây dựng các tiểu cảnh trước Nhà bia ghi danh Liệt sỹ Bắc Mỹ An (thuộc Căn cứ K20). Ảnh: Phường Khuê Mỹ
Truyền tải thông điệp ý nghĩa mùa xuân mới bắt đầu từ những giai điệu vui tươi, tiếp nối truyền thống cách mạng quê hương K20 anh hùng. Ảnh: Phường Khuê Mỹ
Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ