Thứ năm 15/05/2025 14:38

Đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu

Trong tháng 5, mặc dù chịu ảnh hưởng từ căng thẳng ở Biển Đông, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá. 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 10,21 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành dệt may đang nỗ lực trong việc đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu

 - Các thị trường xuất khẩu chính tăng cao

Theo ông Lê Tiến Trường- Phó Tổng giám đốc Thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong khi tăng trưởng nhập khẩu dệt may của các thị trường chính không cao, như Mỹ tăng 32,%, châu Âu 5%, Nhật Bản 4,5%, Hàn Quốc 15,7% thì xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường này đạt kết quả khả quan với mức tăng trưởng lần lượt là 14,5%; 11,3%; 11,6% và 30,1%.

Theo phân tích của ông Trường, tốc độ tăng trưởng 5% tại châu Âu là rất cao, bởi trong 7 năm trở lại đây, thị trường này chỉ tăng trưởng ở mức 2-3%. Còn Nhật Bản, liên tục từ năm 2009 đến nay duy trì mức nhập khẩu 37-38 tỷ USD, nhưng 6 tháng đầu năm nay, Nhật Bản đã nhập khẩu 19,5 tỷ USD hàng dệt may.

"Về cơ bản, ngành dệt may vẫn hoạt động bình thường. Các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài đã hoạt động ổn định trở lại. Như vậy, biến động ngắn hạn của tháng 5 đã được giải quyết" - ông Trường khẳng định.

Hiện Việt Nam còn 45% nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là một nỗ lực lớn của ngành dệt may trong việc đa dạng hóa nguồn cung. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm nay sẽ đạt 23,6 tỷ USD, tăng 16%.

Giảm phụ thuộc nguyên liệu Trung Quốc

Ông Trường cho biết, 10 năm trở lại đây, ngành dệt may Việt Nam đã luôn nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên phụ liệu. Nếu như 10 năm trước, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may phải nhập khẩu 75-80% từ Trung Quốc, thì đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu từ nước này chỉ còn 4,3 tỷ USD trên tổng số 13 tỷ USD nguyên phụ liệu nhập khẩu, tỷ trọng chỉ còn 37%. Làm được điều này là do từ lâu, ngành dệt may đã ý thức rõ: Nếu phụ thuộc vào một thị trường thì rủi ro sẽ lớn. Do vậy, trong 10 năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã giảm được lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc xuống chỉ còn 50% so với trước, đây là nỗ lực rất lớn của ngành dệt may.

Mặt khác, trước đây, ngành dệt may phải nhập khẩu phụ liệu và cả nguyên liệu, tức là vải. Nhưng đến năm 2013, trong 4,3 tỷ USD nhập khẩu, chỉ còn 500 triệu USD là phụ liệu, còn 3,87 tỷ USD là vải. Như vậy, gần như ngành dệt may đã tự chủ được phụ liệu. Theo ông Trường, Trung Quốc có 2 lợi thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với Việt Nam, đó là vị trí gần nên thời gian giao hàng rất nhanh, đặc biệt là giá rất hợp lý. Cả 2 điều này, không chỉ do người Việt Nam muốn hay không, mà do những ông chủ hàng lớn trên thế giới như Nike, Walmart, Target… quyết định, bởi thế giới hiện nay là một chuỗi cung ứng toàn cầu, không thể sản xuất trọn gói ở một quốc gia nào.

Ông Trường khẳng định, nhằm đa dạng hóa thị trường nguyên liệu, thời gian tới, ngành dệt may sẽ tích cực tiếp cận các nguồn cung ứng khác, trong đó có Ấn Độ. Bên cạnh đó, ngành sẽ đẩy mạnh nội địa hóa. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Lê Kim Liên

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập