Thứ năm 26/12/2024 18:08

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.

Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya 2024 chính thức diễn ra từ ngày 6 đến 12/11 với chuỗi 11 hoạt động văn hóa, thể thao, giao lưu nghệ thuật đặc sắc. Trong đó, các hoạt động hấp dẫn nhất sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 10/11.

Bên cạnh cảnh đẹp và nhiều sự kiện hấp dẫn đang chào đón du khách tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), hoạt động kinh doanh thời vụ cũng diễn ra khá nhộn nhịp.

Chị A Dẻ đưa đặc sản địa phương "gà nướng - cơm lam" bày bán tại tuần lễ hoa dã quỳ

Chị A Dẻ (42 tuổi, làng Xoá, xã Chư Đang Ya) bắt đầu đưa đặc sản “gà nướng - cơm lam” ra khu vực diễn ra tuần lễ hoa dã quỳ để bán từ hôm 5/11. Chị A Dẻ cho biết cứ vào dịp diễn ra lễ hội hàng năm, chị và con gái lại đưa các đặc sản địa phương có sẵn ra để bày bán vì nhu cầu ăn uống của người dân và du khách vào dịp lễ là điều hiển nhiên.

"Ẩm thực truyền thống sẽ mang đến nhiều sự trải nghiệm cho du khách khi đến một vùng đất lạ. Chưa kể, mình là người Jrai sống từ nhỏ dưới chân núi lửa nên muốn góp phần giới thiệu văn hóa, ẩm thực truyền thống cho du khách khi đến với làng mình" - chị A Dẻ nói.

Gian hàng Jơr Rai Tây Nguyên bày bán các chum rượu cần được ủ từ cách đây một tháng

Cách đó không xa, gian hàng Jơr Rai Tây Nguyên của chị Lung (làng Xoá, xã Chư Đang Ya) đang bày bán các chum rượu cần được ủ từ cách đây một tháng. Để chuẩn bị cho mùa lễ hội, gia đình chị đi hái lá làm men, sau đó ủ rượu. "Đây cũng là cơ hội để quảng bá ẩm thực truyền thống địa phương tới gần hơn với du khách vì rượu cần là thức uống không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực của người Tây Nguyên. Gia đình tôi đã ủ một số lượng lớn rượu để có thể phục vụ đủ cho du khách trong mùa lễ hội" - chị Lung bộc bạch.

Vườn hoa tam giác mạch dưới chân núi Chư Đang Ya của chị Trần Thị Tuyết (35 tuổi, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) những ngày gần đây nhộn nhịp du khách lui tới chụp ảnh "check-in"

Ngoài các hàng quán cà phê, ẩm thực địa phương thì dịch vụ cho thuê trang phục chụp ảnh hay khu vui chơi dành cho trẻ em cũng được người dân tận dụng kinh doanh. Vườn hoa tam giác mạch dưới chân núi Chư Đang Ya của chị Trần Thị Tuyết (35 tuổi, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) những ngày gần đây nhộn nhịp du khách lui tới chụp ảnh "check-in". Chị cho biết, hàng năm, cứ vào độ cuối tháng 9, chị gieo hạt giống trồng hoa tam giác mạch để căn nở đúng mùa lễ hội.

"Thành công với mùa hoa cánh bướm trong tuần lễ hoa dã quỳ năm 2023, lần này gia đình tôi quyết định tìm tòi và nhập thêm nhiều giống hoa mới, độc lạ để phục vụ khách du lịch. Tại vườn, tôi còn chuẩn bị các bộ trang phục truyền thống dân tộc để cho những du khách có nhu cầu thuê chụp hình" - chị Tuyết chia sẻ.

Khu vui chơi dành cho trẻ em cũng được người dân tận dụng kinh doanh
Chụp hình tại điểm tham quan vườn hoa cánh bướm cũng được du khách ưa thích

Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya 2024 với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: trình diễn cồng chiêng, múa dân gian, phục dựng nghi lễ Mừng lúa mới; trưng bày, giới thiệu trang phục thổ cẩm truyền thống; trình diễn tạc tượng, giã gạo chày đôi; trình diễn thời trang; giao lưu nghệ thuật; thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống…

Bên cạnh đó là nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn như thả khinh khí cầu; Giải Half Marathon 2024 chủ đề “Đánh thức vùng quê Chư Păh-Hành trình kết nối núi và hoa”; Hội thi chinh phục đỉnh núi lửa Chư Đang Ya. Du khách đến với Tuần lễ Hoa cũng có dịp trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian, mua sắm tại các gian hàng nông sản đặc trưng của huyện Chư Păh, thưởng thức đặc trưng ẩm thực Tây Nguyên.

Bài và ảnh: Hiền Mai
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Gia Rai

Tin cùng chuyên mục

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024