Hơn 300 trẻ nhập viện do virus Adeno, cần tăng cường giám sát không để bùng dịch |
Viêm phổi hay viêm đường hô hấp do virus Adeno là bệnh cấp tính, diễn biến kéo dài và có thể để lại hậu quả nặng nề, tuy nhiên đến nay giới y học vẫn chưa có nghiên cứu giữa tương quan nhiễm Covid-19 ở trẻ và viêm phổi do Adeno, bởi trước khi dịch Covid-19 xảy ra, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận các ca mắc virus Adeno đến khám và điều trị.
Đã có 1.406 trẻ mắc virus Adeno, 7 ca tử vong; khi nào trẻ cần nhập viện? |
Theo ThS. BS Trương Văn Quý - Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện E: Không phải trường hợp nào có biểu hiện viêm đường hô hấp hay có vấn đề về tiêu hóa như sốt, nôn, tiêu chảy… đều do virus Adeno. Điều trị bệnh do virus Adeno cũng chủ yếu là điều trị hỗ trợ triệu chứng như các bệnh về hô hấp thông thường khác.
Với người khỏe mạnh, bệnh do virus Adeno gây ra có thể tự khỏi nhưng với những bệnh nhân có bệnh nền hoặc sức đề kháng kém có thể gây suy hô hấp hoặc nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thực tế những ca tử vong do virus Adeno thời gian qua hầu hết xảy ra trên bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như mắc bệnh nền, suy dinh dưỡng, còi xương, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn tính…
Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới cũng chưa có khuyến cáo dùng thuốc kháng virus cho đồng loạt trẻ nhiễm virus Adeno và vắc xin bệnh này cũng đang được nghiên cứu, vì vậy các chuyên gia cho hay, việc phòng bệnh vẫn là chủ yếu.
Để phòng bệnh lý hô hấp nói chung và viêm phổi do virus Adeno nói riêng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ. Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ chống được việc nhiễm virus đường hô hấp cũng như các virus khác. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ sẽ được hướng dẫn hạ sốt, bù nước và điện giải, bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và theo dõi biến chứng bội nhiễm, viêm phổi để có biện pháp điều trị hỗ trợ kịp thời.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc kháng virus chỉ được chỉ định trong trường hợp đặc biệt, bệnh nặng, suy giảm miễn dịch và phải do bác sĩ cân nhắc chỉ định.
Về chăm sóc trẻ bệnh, cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ tốt, nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm đau họng.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên lo lắng quá nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi để bác sĩ khám và hướng dẫn điều trị đúng cách, kịp thời.
Trẻ bị viêm phổi nhiễm virus Adeno cần phải nhập viện khi có một trong các biểu hiện:
Khó thở: Thở nhanh theo tuổi, rút lõm lồng ngực, khó thở thanh quản.
Suy hô hấp hoặc giảm ô xy máu: Tím, SpO 2 < 94%; có dấu hiệu toàn thân nặng: Nôn không uống thuốc được, co giật, li bì, tình trạng nhiễm trùng nặng.
Bệnh nền nặng: Bệnh phổi mạn, suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch nặng…; tổn thương trên X-quang phổi: Tổn thương phổi nặng, hoại tử phổi, abces phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi.
Chuyển tuyến dưới trẻ viêm phổi nhiễm virus Adeno điều trị ổn định kèm theo các tiêu chuẩn: Không suy hô hấp: SpO2 từ 94% trở lên, không tím; giảm khó thở; hết sốt; ăn được bằng đường miệng; các rối loạn nặng đã được kiểm soát.