Thứ hai 21/04/2025 04:13

Cuộc đua vào lớp 10 công lập ‘nóng’ lên từng ngày

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, kỳ tuyển sinh lớp 10 diễn ra, cuộc đua ngày một ‘nóng’ khi dự báo Hà Nội có khoảng 48.000 học sinh không có suất học trường công lập.

Áp lực nhân đôi

Học kín tuần, chỉ duy nhất được trống buổi chiều và tối chủ nhật là lịch học đã được em Phan Thanh H - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông duy trì nhiều tháng nay. Bên cạnh học ở trường, em còn tham gia vào các lớp học buổi tối, chủ yếu là học thêm.

Mục tiêu của em là Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông), xác định mức cạnh tranh là rất ghê gớm nên phải ‘cày ngày cày đêm', em Phan Thanh H chia sẻ. Hiện em và các bạn đang thi giữa học kỳ 2, chương trình học với học sinh cuối cấp sẽ được đẩy sớm để các em có thời gian ôn tập.

Kỳ thi vào lớp 10 công lập hàng năm được mệnh danh 'chảo lửa'. Ảnh minh hoạ

Đặt mục tiêu ưu tiên vào Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, em Nguyễn Hồng Đ – Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cơ sở Tân Triều cho biết, là trường tư nên các em được học sớm hơn các bạn trường công lập khoảng 2 tháng. Do đó, học sinh cuối cấp kết thúc kỳ học sớm hơn các bạn học trường công, thời gian tập trung ôn thi nhiều hơn.

Bên cạnh thi các môn tốt nghiệp, em Đ phải học thêm môn Sinh học để thi chuyên. ‘Áp lực với chúng em khá lớn’, em Đ chia sẻ.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm được mệnh danh là “chảo lửa”, không chỉ với thầy cô, nhà trường mà còn cả với phụ huynh.

Chị Nguyễn Thanh L - phường Phúc La, quận Hà Đông, năm nay chị có một cặp sinh đôi đang học Trường THCS Văn Yên thi vào lớp 10. Chị xác định cho các con học trường công lập nhằm giảm bớt gánh nặng học phí, ngay từ học kỳ hai năm học lớp 7 chị đã ‘tầm’ các thầy cô ôn thi ‘có tiếng’ để cho các con theo học.

Vừa đón con học buổi chiều về đã lập tức đưa con sang lớp học thêm buổi tối, học hành quá vất vả', Chị Thanh L nói.

Tuy nhiên, như lời chị nói, không thể làm cách nào khác vì để nuôi 2 con học trường tư trong khu vực Hà Đông với mức chi phí khoảng 10 triệu đồng/tháng/học sinh, chưa kể các chi phí khác gia đình chị không đủ điều kiện.

Bên cạnh lo lắng về sức cạnh tranh suất học công lập, theo chị Thanh L, năm nay là lứa học sinh đầu tiên thi theo /chu-de/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018.topic, định dạng đề thi chưa biết ra sao nên rất lo lắng.

Cuộc chiến ‘đến hẹn lại lên’

Bày tỏ nỗi lo lắng tương tự, cô Phạm Thị H - giáo viên dạy văn lớp 9 một trường THCS ở Thường Tín - cho biết, năm nay các em thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sẽ rất khó khăn. ‘Đơn cử, môn Ngữ văn, các em sẽ không thi theo văn bản như được học trong sách giáo khoa mà sẽ phải theo ngữ liệu ngoài sách’, cô Phạm Thị H nhấn mạnh.

Năm nay, thời gian thi lớp 10 công lập không chuyên diễn ra ngày 7 - 8/6; ngày 9/6 các thí sinh thi chuyên. Ảnh: Nhật Minh

Cô cũng cho hay, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã phổ biến về các trường đề minh hoạ cho kỳ thi năm nay. Trên cơ sở đó, kết hợp cùng tài liệu sưu tầm từ các trường đại học uy tín như Đại học Sư phạm Hà Nội các cô nghiên cứu, học hỏi và tìm ra phương thức diễn đạt sao cho ngắn gọn, súc tích nhất, giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả.

Kết cấu đề thi năm nay dự kiến có 2 phần. Phần đọc hiểu khá cơ bản. Phần nghị luận gồm: Nghị luận văn học sẽ sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa như đã chia sẻ đã khó khăn với học sinh; phần nghị luận xã hội với cơ cấu 5 điểm thực sự là thách thức lớn đòi hỏi không chỉ tư duy, cách diễn đạt mà còn cả sự hiểu biết xã hội của các em’, cô Phạm Thị H lo lắng nói.

Được biết, để hỗ trợ tốt nhất cho các em trong đợt thi vào lớp 10 tới đây, nhà trường cố gắng kết thúc các môn học không thi trong tháng 4, dành trọn tháng 5 để học sinh ôn tập và củng cố kiến thức.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập từ nhiều năm nay được đánh giá ‘khó hơn cả thi đại học’, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội, năm học 2025 - 2026 dự kiến có khoảng 127.000 học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở (THPT), nhưng các trường công lập chỉ có thể tiếp nhận khoảng 79.000 học sinh, chiếm khoảng 60% tổng số. Điều này đồng nghĩa, khoảng 48.000 học sinh sẽ phải tìm kiếm cơ hội tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp hoặc các cơ sở giáo dục khác. ​

Nguyên nhân của tình trạng trên là số lượng các trường THPT công lập quá ít, trong khi dân số tại các thành phố tăng nhanh chóng.

Được biết, để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng và giảm áp lực tuyển sinh vào lớp 10 công lập, Hà Nội đã triển khai kế hoạch xây dựng thêm nhiều trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.​ Giai đoạn 2025-2030, thành phố dự kiến xây dựng thêm từ 30 - 35 trường THPT công lập mới. Các quận, huyện đã dành quỹ đất và đang trong quá trình rà soát để triển khai các dự án này. Ví dụ, quận Cầu Giấy sẽ xây mới thêm 3 trường THPT công lập; các quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh cũng có kế hoạch xây thêm trường. ​

Xây dựng thêm trường THPT công lập là giải pháp căn cơ để hạ nhiệt sức nóng cuộc thi vào lớp 10 hàng năm. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi thời gian thực hiện dài. Với kỳ thi vào lớp 10 năm học 2025-2026 trước mắt đòi hỏi học sinh và phụ huynh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn phù hợp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 - 2026. Cụ thể, 9 giờ sáng ngày 6/6, học sinh đến điểm thi học tập Quy chế thi. Thời gian thi lớp 10 công lập không chuyên diễn ra ngày 7 - 8/6; ngày 9/6 các thí sinh thi chuyên.

Dự kiến từ ngày 4 - 7/7, Sở Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi của thí sinh và điểm chuẩn của từng trường. Từ 4 - 10/7, nhận đơn phúc khảo của học sinh. Từ ngày 7 - 9/7, trả Phiếu báo kết quả cho học sinh.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: trung học cơ sở

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Công đoàn Công Thương Việt Nam khởi động chuỗi sự kiện Tháng Công nhân 2025

Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Đạo đức giá bao nhiêu?