Thứ ba 19/11/2024 10:43

Cuộc đua cạnh tranh trên thị trường nệm

Thị trường nệm Việt Nam được dự báo có quy mô khoảng 1 tỷ USD nhưng hiện mới có khoảng 40% gia đình sử dụng nệm vì thế dư địa vẫn còn rất lớn. Để cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại, màu sắc, họa tiết và chất lượng.

Đa dạng sản phẩm, mức giá

Giới kinh doanh cho biết, thị trường nệm hiện có sự góp mặt của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. Theo đó, trong nước có những tên tuổi như Kymdan, Vạn Thành, Liên Á, Kim Cương, Thắng Lợi, Đồng Phú... còn về thương hiệu ngoại có thể kể đến như Edena, Everon, Dunlopillo... Cũng do dư địa phát triển lớn nên những năm gần đây, thị trường nệm Việt liên tục xuất hiện nhiều cái tên mới ngoại nhập từ các nước Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, cao cấp hơn thì đến từ Anh, Mỹ, Đức...

Thị trường nệm có nhiều doanh nghiệp tham gia, mang đến sản phẩm đa dạng hơn cho người tiêu dùng

Chủ một cửa hàng nệm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) cho hay, sản phẩm nệm bán trên thị trường hiện nay có thể phân thành 4 loại chính gồm nệm mút xốp, nệm bông ép, nệm lò xo và nệm cao su. Phân khúc cũng khá đa dạng, từ sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình đến các sản phẩm dành cho người thu nhập cao. Theo vị này, nhìn chung các loại nệm trên thị trường hiện nay chất lượng sản phẩm khá đồng đều và có kích thước chuẩn phổ biến là: 2,0m x 2,2m, 1,8m x 2m, 1,6m x 2m, 1,5m x 1,9m, 1,2m x 2m... Mức giá chênh lệch tùy theo thương hiệu, kích thước và chất liệu. Chẳng hạn nệm cao su Vạn Thành thường có mức giá dao động từ 5 triệu đồng/tấm đến 20 triệu đồng/tấm, tùy loại.

Mặc dù có sự góp mặt của nhiều dòng sản phẩm đến từ nước ngoài, song nhiều chủ cửa hàng chuyên kinh doanh nệm tại TP. Hồ Chí Minh khẳng định, nệm sản xuất tại Việt Nam được nhiều người ưa chuộng. Bởi với ưu thế nguồn nguyên liệu trong nước, nệm Việt có giá cả cạnh tranh và được thiết kế phù hợp với thị hiếu và điều kiện thời tiết tại Việt Nam. Ngoài ra, nệm trong nước cũng “ăn điểm” nhờ có chế độ bảo hành, bảo dưỡng, tư vấn khá tốt nên đã “níu chân” người tiêu dùng.

Cuộc đua mở rộng quy mô và sản phẩm

Theo nghiên cứu về thị trường nệm được đưa ra bởi Mekong Capital, thị trường nệm Việt Nam có quy mô khoảng 1 tỷ USD với ước tính cần khoảng 4 triệu tấm nệm mới song hiện vẫn có tới 60% gia đình chưa sử dụng nệm nên dư địa tăng trưởng còn rất lớn. Chính vì thế, giới kinh doanh dự báo, trong tương lai, thị trường nệm sẽ là cuộc đua mở rộng hơn, bởi nệm sẽ là một món hàng thiết yếu trong mỗi gia đình Việt.

Xác định thị trường hấp dẫn lại phải cạnh tranh khốc liệt nên các doanh nghiệp từ sản xuất đến phân phối như Vạn Thành, Everpia Việt Nam… đã không ngừng đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã cũng như đẩy mạnh phát triển hệ thống kênh phân phối để tiếp cận người tiêu dùng. Chẳng hạn Everpia Việt Nam ngoài nâng cao chất lượng sản phẩm còn xác định trọng tâm thị trường ở phía Nam và dự kiến dành 40 tỷ đồng để mở rộng showroom, 9 tỷ đồng để nâng cấp đại lý và 28 tỷ đồng cho hoạt động marketing bán hàng.

Ở góc độ nhà phân phối, Vua Nệm đã mở rộng hệ thống lên 59 cửa hàng tại 19 tỉnh và thành phố trên cả nước và đang đặt kế hoạch phát triển lên hơn 300 cửa hàng bán lẻ nệm vào năm 2023 cũng như trở thành chuỗi bán lẻ nệm và chăn ga gối số 1 tại Việt Nam. Đặc biệt, doanh nghiệp này sẽ có chiến lược tập trung cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm, tư vấn cách sử dụng, bảo vệ sức khỏe… “Chiến lược phát triển của Vua Nệm là kết nối các phương pháp tiếp thị kỹ thuật số và bán lẻ tốt nhất giúp khách hàng hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ cũng như tầm quan trọng của sản phẩm nệm” - đại diện của Vua Nệm cho biết.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường đã mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm ngày càng chất lượng. Các loại nệm bày bán trên thị trường hiện nay ngoài yếu tố bền, đẹp còn được doanh nghiệp tích hợp thêm các tính năng như: chống bám bụi, chống ẩm mốc, kháng khuẩn, chống cháy… Các nhà sản xuất cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng ấn tượng như: bảo hành 10 năm (về độ xẹp, lún), giảm giá trực tiếp, tặng phẩm (ga, áo gối, gối…).
Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá