Thứ hai 23/12/2024 11:51

Cú huých cho phát triển du lịch MICE TP. Hồ Chí Minh

Sau nhiều lần lỗi hẹn, đầu tháng 6/2019, giai đoạn 2 của khu nhà triển lãm B thuộc Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC - quận 7, TP. Hồ Chí Minh) đã được khởi công xây dựng - hứa hẹn sẽ tạo thêm cú huých thúc đẩy phát triển du lịch MICE cho TP. Hồ Chí Minh.

Theo ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, du lịch thành phố cần bổ sung chuỗi sản phẩm mang tính nổi trội, đặc trưng, phù hợp với nhu cầu phát triển ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, trong đó có thị trường khách thương nhân; chú trọng khai thác loại hình du lịch MICE.

“Đối với loại hình kinh doanh hội chợ triển lãm tại thành phố, sau hơn 10 năm thành lập và đưa vào khai thác nhà triển lãm A tại Công ty Liên doanh hội chợ & triển lãm Sài Gòn (SECC), nơi đây đã trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước với thị trường toàn cầu, đóng góp ngân sách hiệu quả, góp phần cho sự phát triển kinh tế thành phố”, ông Nguyễn Thành Phong cho biết.

Ông Võ Anh Tài - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) - Chủ tịch Hội đồng thành viên SECC chia sẻ: Việc khởi công giai đoạn 2 nhà Triển lãm B tại SECC là việc cụ thể hóa chỉ đạo của lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu thu hút, phục vụ và đáp ứng nhu cầu thị trường khách MICE đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì xu hướng chọn TP. Hồ Chí Minh làm điểm đến, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, đưa thành phố trở thành điểm đến du lịch MICE hấp dẫn nhất khu vực ASEAN.

Việc khai thác thế mạnh tổ chức các hội chợ, triển lãm sẽ thúc đẩy ngành du lịch MICE TP. Hồ Chí Minh phát triển

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, vì TP. Hồ Chí Minh chỉ có một Trung tâm SECC nên không đủ đáp ứng nhu cầu của các đơn vị tổ chức triển lãm. Do đó, nhiều đơn vị khi có sự kiện phải tạm thời sử dụng những địa điểm có mặt bằng rộng là nhà thi đấu Phú Thọ, Lữ Gia, sân vận động Hoa Lư, Công viên Lê Văn Tám, Gia Định, Tao Đàn. Tuy nhiên các địa điểm này chỉ phù hợp với các hội chợ có quy mô nhỏ, phục vụ nội địa là chính, còn với việc đón những đoàn khách lớn mang tầm quốc tế thì chỉ có Trung tâm SECC mới đáp ứng được.

Theo thống kê, mỗi năm chỉ riêng Nhà triển lãm A đã đón gần 7.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia triển lãm cùng hơn 1 triệu lượt khách tham quan - cho thấy tiềm năng du lịch MICE từ hội chợ, triển lãm là rất lớn. Chính vì thế, việc xây dựng trung tâm triển lãm mới với quy mô lớn được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút các đối tác nước ngoài và góp phần phát triển du lịch MICE cho TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Giới chuyên gia cho hay, các triển lãm/hội chợ ngoài thu hút đầu tư còn thúc đẩy sự phát triển các ngành liên quan, cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, quảng bá hình ảnh địa phương. Trên hết là cơ hội giao lưu học hỏi, kết nối thương mại, nắm bắt xu hướng thị trường của doanh nghiệp.

Được biết, Nhà triển lãm B với quy mô sức chứa 475 quầy triển lãm tiêu chuẩn và các dịch vụ phục vụ đi kèm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với sự ra đời của sảnh triển lãm B, diện tích triển lãm trong nhà tăng lên đến 18.000 m2, tương đương 1.000 gian hàng tiêu chuẩn cùng nhiều cơ sở vật chất tiện ích khác đạt tiêu chuẩn quốc tế.

"Tổng giá trị dự toán xây dựng công trình là trên 1.045 tỷ đồng. Dự kiến đưa vào khai thác vào tháng 6/2021. Mục tiêu khi đưa vào khai thác đồng bộ Nhà triển lãm A và Nhà triển lãm B tổng, doanh thu hàng năm đạt trên 1.000 tỷ đồng, phục vụ hàng triệu khách hàng MICE đến TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam", ông Võ Anh Tài cho biết thêm.

Tại các nước như Thái Lan, Singapore, việc phát triển du lịch MICE đã được khai thác triệt để thông qua tổ chức liên tục các sự kiện triển lãm, hội chợ quốc tế. Tại mỗi sự kiện này, trung bình có hàng ngàn khách đến tham dự, thậm chí có những sự kiện còn thu hút hàng chục ngàn khách, mang lại doanh thu khổng lồ cho các ngành du lịch, dịch vụ và ăn uống.
Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ