Thứ năm 28/11/2024 01:18

Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Việc sàn thương mại điện tử Temu vào thị trường Việt Nam đại diện YouNet ECI dự báo sẽ dẫn đến 3 tác động đáng kể cho thị trường trong nước.

Những ngày gần đây, trên nền tảng mạng xã hội thường xuyên xuất hiện nhiều quảng cáo về sàn thương mại điện tử Temu với các nội dung hấp dẫn như: Khuyến mãi tưng bừng giảm tới 90% giá nhiều mặt hàng, hay miễn phí vận chuyển, thời gian vận chuyển nhanh chỉ mất 4 ngày.

Trước đó, vào đầu tháng 10 đã có những thông tin ứng dụng thương mại điện tử Temu âm thầm tiến vào thị trường Việt Nam. Giai đoạn đầu, phiên bản website và ứng dụng của Temu tương đối thô sơ, không cung cấp lựa chọn tiếng Việt và chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng như chưa hỗ trợ ví điện tử địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ứng dụng này liên tục bổ sung thêm nhiều tính năng phù hợp cho thị trường Việt Nam. Chính những điều này không ít người tò mò truy cập Temu để trải nghiệm.

Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam

Kết quả khảo sát năm 2023 của Công ty YouNet ECI và Công ty Buzzmetrics (các doanh nghiệp chuyên nghiên cứu về phân tích dữ liệu mạng xã hội và thương mại điện tử) cho thấy, cứ 10 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có khoảng 9 người bị tác động bởi yếu tố giá cả khi mua sắm trực tuyến.

Đánh giá về tác động của sàn thương mại điện tử Temu khi vào thị trường Việt Nam, đại diện YouNet ECI dự báo sẽ có một số thay đổi đáng kể cho thị trường.

Trong đó, thứ nhất lực lượng nhà bán hàng không chính hãng (online sellers) hiện đang nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Nếu Temu vẫn giữ chiến lược duy trì tỷ trọng lớn các mặt hàng cross-border (giao dịch giữa các quốc gia) từ Trung Quốc, nhóm này sẽ gặp thách thức trong việc cạnh tranh về giá cả và nguồn cung.

Dữ liệu thương mại điện tử của YouNet ECI cho thấy, hiện các online sellers và các non-official shops đang chiếm 95% số lượng nhà bán kinh doanh trên các sàn tại Việt Nam nên tác động này dự kiến sẽ khá rộng.

Thứ hai, các thương hiệu OEM (sản xuất gia công) và các doanh nghiệp SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa) đang kinh doanh trên thương mại điện tử sẽ bị cạnh tranh mạnh.

Hiện nay, phần lớn các sản phẩm nội địa Trung Quốc trên thị trường Việt Nam chủ yếu nằm ở các ngành hàng thời trang và mỹ phẩm. Tuy nhiên, với sự mở rộng danh mục sản phẩm của Temu, những thương hiệu giá trung đến thấp (low to mainstream) tại Việt Nam sẽ cảm nhận sức ép trong cả các ngành hàng khác ngoài thời trang và mỹ phẩm.

Thứ ba, ở hướng tích cực hơn, Temu có thể thúc đẩy tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử như cách TikTok Shop đã làm. Khi TikTok Shop gia nhập, không chỉ riêng họ mà cả thị trường thương mại điện tử đã cùng tăng trưởng nhờ xu hướng Shoppertainment mà TikTok Shop tích cực đẩy mạnh. Shoppertainment đến nay đã giúp mang đến tiềm năng tăng trưởng cho nhiều ngành hàng mới, mở rộng đối tượng người tiêu dùng và cải tiến công nghệ cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam.

Tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương diễn ra chiều qua (23/10), Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là sự xuất hiện của sàn “giá rẻ” Temu thời gian gần đây. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, quy định của Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử khi hoạt động tại Việt Nam bắt buộc phải đăng ký với Bộ Công Thương.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, “chúng ta cũng cần phải điều tra, nghiên cứu cụ thể và chưa thể khẳng định mức giá đó là thật hay không. Trước hết vẫn phải tôn trọng việc mua bán là thỏa thuận trên thị trường”.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, cần bình tĩnh trước thực trạng trên để đánh giá kỹ lưỡng, tìm đúng nguyên nhân. Trường hợp là hàng giả, hàng nhái cần phải ngăn chặn không cho lưu thông; nếu là hàng phá giá, phải xử lý theo quy định phá giá thị trường. Còn nếu doanh nghiệp làm thật, tạo ra sản phẩm có giá cạnh tranh thì phải tuân thủ theo nguyên tắc thị trường.

“Khi đó sẽ tính tới việc tạo hành lang về quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước. Cùng với đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, rà soát các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nội địa. Hiện nay, Bộ Công Thương đã có đề án chung về các vấn đề này và đang triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.

Ngày 24/10/2024, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung, trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt hàng loạt các biện pháp.

Trong đó, đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ: Tổng cục Quan lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hoá, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới; Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, có những biện pháp tuyên truyền kịp thời đến người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới; trong trường hợp phát sinh những vi phạm, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để có biện pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.

Xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Minh Quang
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam