Thứ bảy 23/11/2024 07:17

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 9/6: Nên chấp nhận quy luật thị trường với giá xăng dầu

Giá xăng dầu tiếp tục là vấn đề nóng được các cơ quan báo chí phản ánh nhiều trong ngày 9/6.

Qua bài viết “Nên chấp nhận quy luật thị trường với giá xăng dầu” tờ Diễn đàn doanh nghiệp phản ánh ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Thái Bình): Việt Nam là thị trường mở, chúng ta có rất nhiều các hiệp định thương mại tự do, nếu dùng các quỹ khác để làm cho giá xăng dầu giảm xuống, thì vô hình chung lại bù tiền, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó có cả các doanh nghiệp FDI. Khi đó, các doanh nghiệp này sẽ tận dụng cơ hội để xuất khẩu hàng hoá sang nước thứ 3 với giá rẻ hơn để tạo sự cạnh tranh.

Mặt khác, mục đích điều chỉnh là để hỗ trợ người tiêu dùng, nhưng cũng không thể không chấp nhận quy luật thị trường, đó là thế giới tăng thì chúng ta cũng phải tăng. Do đó, không thể bằng ý chí để bắt giá phải theo mình, mà phải phát triển theo quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, vì quyền lợi của người dân cho nên phải bằng chế độ chính sách nào, và nguồn từ đâu phù hợp với thông lệ quốc tế để giúp giá xăng dầu giảm xuống một phần chứ không phải tất cả.

Báo VTC News dự báo về giá xăng dầu trong kỳ điều hành tới qua bài viết “Giá xăng sẽ tiếp tục tăng, vượt 32.000 đồng/lít?”. Cụ thể, với đà tăng liên tục của giá dầu thế giới thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành tới. Mức tăng phụ thuộc vào việc Liên bộ Công Thương - Tài chính trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá. Nhưng trong bối cảnh Quỹ bình ổn giá cạn kiệt, giá xăng thành phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, giá xăng bán lẻ trong nước có thể tăng 800 - 1.000 đồng/lít, trong khi giá dầu sẽ tăng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, báo Thanh niên phản ánh khía cạnh khác của giá xăng dầu tăng với bài viết “Vận tải tăng cước vì giá xăng dầu”. Đối phó với “bão giá” xăng dầu, hầu hết các doanh nghiệp đều phải lên kế hoạch tiết giảm tối đa chi phí để tối ưu lợi nhuận. Mặt khác, các hãng sẽ tìm các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng bằng cách đẩy doanh thu theo kiểu áp phụ thu xăng dầu, hoặc khóa sớm dải vé giá rẻ. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến giá vé máy bay giai đoạn này thường xuyên “neo đậu” ở mức cao. Các doanh nghiệp đều đang trông chờ Chính phủ có thêm những động thái quyết liệt hơn, điều chỉnh giảm thuế, phí để đưa giá nhiên liệu về mức tiệm cận giá thông thường.

Báo Công Thương nêu ý kiến của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành qua bài “Thị trường xăng dầu: Các công cụ điều hành cần uyển chuyển, linh hoạt”. Nhờ những nỗ lực kịp thời của Bộ Công Thương, tốc độ tăng giá xăng dầu của Việt Nam vừa qua thấp hơn tốc độ tăng giá của thế giới. Một kết quả đáng khích lệ nữa là việc tiếp cận xăng dầu trong nước cơ bản không còn khó khăn, bị gián đoạn.

Trong thời gian tới, các giải pháp điều hành cần uyển chuyển, linh hoạt, bám sát thị trường, vừa cần có thời hạn; bên cạnh những giải pháp hạ nhiệt thị trường, vẫn cần đến những giải pháp hỗ trợ xã hội như trợ cấp; cách thức điều hành cũng cần tạo ra cơ chế linh hoạt hơn cho Chính phủ ban hành và thực thi chính sách trong chừng mực khi có các cú sốc giá lớn.

Cùng với thị trường, xuất nhập khẩu cũng là lĩnh vực được các cơ quan báo chí phản ánh nhiều trong ngày 9/6.

Qua bài viết “Nguyên nhân xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc tăng vọt”, báo Lao động lý giải: Việt Nam có vị trí địa lý gần Trung Quốc hơn các nước khác, đây là một yếu tố thuận lợi; diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm; ảnh hưởng của dịch bệnh Panama đã khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh.

Nửa cuối năm 2022 xuất khẩu các mặt hàng rau quả có thể tăng trở lại nếu Trung Quốc nới lỏng giải pháp chống dịch Covid-19. Trong đó, xuất khẩu các loại quả như thanh long, xoài, chôm chôm, mít, chuối… có thể tăng mạnh. Đặc biệt, chuối đang là mặt hàng xuất khẩu được Trung Quốc ưa chuộng.

Báo Đại đoàn kết có bài viết “Nông sản Việt: Tiếp cận thị trường thế giới bằng ý tưởng mới”. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguồn lợi của nông sản trong nước đang còn rất nhiều dư địa nên các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách làm, cách tiếp cận; đồng thời tìm thêm thị trường, đối tác mới. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển sang số hóa, thương mại điện tử…

“Như ông Kao Siêu Lực với bánh mì thanh long, bánh mì thanh long nhân sầu riêng không chỉ là chia sẻ, giải cứu nông sản mà có thể tạo ra sản phẩm đạt chuẩn để xuất khẩu. Hay doanh nghiệp đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm, bún, bánh tráng, phở… từ thanh long, dưa hấu rồi xuất sang nhiều thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản. Doanh nghiệp đã rất nỗ lực, kiên trì, sáng tạo để tìm ra cho mình những cơ hội mới” - ông Doanh nhấn mạnh.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

[LIVE] Toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Báo Công Thương chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão