Thứ hai 25/11/2024 18:40

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 26/9: Gian nan "cuộc chiến" chống hàng giả

Hàng giả, hàng nhái vẫn diễn biến phức tạp là nội dung được nhiều tờ báo đề cập ngày 26/9. Tuy nhiên, chấm dứt vấn nạn này không phải chuyện ngày một ngày hai.

Tờ Diễn đàn doanh nghiệp có bài:Chống hàng giả - cần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp”.

Theo thông tin từ báì báo, từ đầu năm 2022 đến nay, quy mô hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại… ngày càng gia tăng. Chỉ trong 7 tháng năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý hơn 24.000 vụ vi phạm; phạt hành chính hơn 144,5 tỷ đồng.

Đáng nói, về tốc độ và quy mô của hàng giả thì đang càng ngày càng gia tăng, đặc biệt, trên các mô hình kinh doanhonline, các sàn thương mại điện tử hàng giả đang được vận chuyển công khai thông qua phương thức chuyển phát… làm cho lực lượng chức năng rất khó đối phó.

Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái ngày một tinh vi và diễn biến phức tạp, theo các chuyên gia cho rằng, để phòng chống hiệu quả, trước tiên doanh nghiệp hãy tự bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của mình.

Từ đầu năm 2022 đến nay, quy mô hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại… ngày càng gia tăng

Cũng liên quan đến vấn đề này, tờ Đại đoàn kết đưa thông tin: “Cuộc chiến chống hàng giả vẫn gian nan”

Bài báo dẫn thống kê của Bộ Công thương cho biết, tình trạng hàng giả, hàng nhái từ đầu năm đến nay rất tinh vi, phức tạp. Trước đây, hàng giả chỉ tập trung một số mặt hàng như mỹ phẩm, đồ gia dụng... thì hiện diễn ra ở rất nhiều mặt hàng, như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, phân bón. Đáng chú ý, vấn nạn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả có chiều hướng gia tăng gây bất an trong dư luận xã hội.

Theo nhận định của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), nhiều người tiêu dùng dù biết là hàng giả nhưng vẫn chuộng tên tuổi, thương hiệu món hàng đó vì giá rẻ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến nạn hàng giả trên sàn thương mại điện tử để ngăn chặn. Từ đó dẫn đến vấn nạn hàng giả, hàng nhái vẫn có đất sống.

Để hạn chế rủi ro, các chuyên gia khuyến cáo, khi mua trực tuyến, người tiêu dùng nên xem đánh giá của những người tiêu dùng trước hoặc là của các doanh nghiệp đánh giá về doanh nghiệp đó, mức độ uy tín của doanh nhập đó trên thị trường thay vì mua được món hàng giảm giá không ưng ý.

Theo nhận định của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), nhiều người tiêu dùng dù biết là hàng giả nhưng vẫn chuộng tên tuổi, thương hiệu món hàng đó vì giá rẻ

Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, tờ Hải quan có bài: “Nông sản Việt Namtăng tốc xuất khẩu vào Bắc Âu”.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia), Bắc Âu gồm 5 nước: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Iceland. Đây là các nước nhỏ nhưng có nền kinh tế mở, hiện đại. Dân số tuy ít (khoảng 25 triệu dân) nhưng có mức thu nhập cao. Trong năm 2021, 4/5 nước Bắc Âu nằm trong “top” 10 quốc gia có mức thu nhập bình quân cao nhất thế giới.

Trong khu vực Bắc Âu, 3 thị trường chính của hàng Việt Nam là Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính vào khu vực gồm: Rau, củ, quả; trà, cà phê, gia vị và ngũ cốc.

Với riêng thị trường Thụy Điển, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển phân tích: 4 mặt hàng nông sản gồm cà phê chưa rang, chưa khử caffeine; hạt điều đã bóc vỏ; gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ và hạt tiêu nguyên hạt có khá nhiều triển vọng thúc đẩy xuất khẩu.

So với các nước ASEAN, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Âu nhiều nhất, tuy nhiên thị phần cũng mới chiếm chưa tới 1%. Để thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường giàu tiềm năng này, nông sản Việt cần chú trọng hơn tới nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cũng như các yếu tố về sản xuất bền vững.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: buôn bán hàng giả

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học