Thứ bảy 16/11/2024 12:23

Công dụng chữa bệnh của cây hoa gạo

Cây hoa gạo, hay gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ..., thuộc họ Gạo (Bombaceae), cây vừa có công dụng chữa bệnh vừa làm cảnh, vừa lấy gỗ.

Cây gạo còn có tên là mộc miên "Salmalia malabarica (DC.) Schott et Endl., gossampinus malabarica (DC.) Merr. ", họ Gạo (Bombacaceae). Cây bông gạo có chiều cao tới 14-15m hoặc hơn nữa, mọc tự nhiên ở trong rừng hoặc được trồng ở ven đường để lấy bóng mát tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta.

Lá cây gạo là dạng kép chân vịt có 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, chiều dài 9-15cm, rộng 4-5cm. Hoa gạo có màu đỏ, mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non. Vào các tháng 3-5 hàng năm, hoa gạo nở rộ đỏ rực như màu lửa báo hiệu mùa hè đã tới.

Hoa cây bông gạo được ứng dụng trong Y học cổ truyền giúp điều trị bệnh lý. Ảnh Mytour

Vỏ thân có chứa nhiều chất nhầy; hoa chứa 85,66% nước, 1,38% chất đạm, 11,95% chất đường, 1,09% chất khoáng; hạt chứa 25% tinh dầu. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nước sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ mạnh hơn so với Chloromycetine và Berberine.

Theo dược học cổ truyền, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da, chấn thương do trật đả...

Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết, thường dùng để trị tiết tả (đi lỏng), lỵ tật (kiết lỵ), băng huyết, sang độc (viêm loét, nhọt độc), xuất huyết do chấn thương...

Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ huyết (giải nhiệt và thấp trong cơ thể, cầm máu và thu sáp, băng se vết thương), thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, xích lỵ (kiết lỵ phân có máu), loa lịch (lao hạch), sản hậu nhũ thũng (sưng vú sau khi sinh con), tổn thương do trật đả.

Công dụng chữa bệnh của cây gạo

Rễ chứa cephalin phosphatid, chất nhầy, protein, chất béo… và các chất gôm nhầy. Khi dùng có thể phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn cho mùi thơm, ngậy như mùi hạt vừng.

Theo Y học cổ truyền, hoa gạo dùng trị các bệnh đau loét dạ dày, tá tràng hoặc kiết lỵ, tiêu chảy; hoặc các bệnh thiếu máu nhược sắc, da xanh xao; các trường hợp rong kinh, đa kinh, hoặc mất máu sau phẫu thuật… Đem hoa gạo rửa sạch, để ráo nước, sấy khô, tán bột mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5g. Cũng có thể lấy nguyên cả hoa khô sắc uống, ngày 20 – 30g, chia 2 lần uống trong ngày.

Một số chứng bệnh thường dùng cây hoa gạo:

+ Trị lỵ, viêm ruột: hoa gạo, kim ngân hoa, rễ phượng vĩ thảo, còn gọi là rễ seo gà (Pteris multifida Poir.), mỗi vị 15g, sắc uống, ngày một thang.

+ Trị đau dạ dày: hoa gạo 30g, rễ lưỡng phù trâm hay còn gọi là hoàng lực (Zanthoxylum nitidum DC.) 6g, sắc uống, mỗi ngày một thang, uống 3 – 4 tuần lễ.

+ Trị bỏng: lấy hoa tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, ép lấy nước bôi vào vết bỏng, hoặc lấy nước ép hoa gạo, trộn đều với dầu gấc, đồng lượng, bôi vào vết bỏng.

Tầm gửi cây bông gạo

Tầm gửi là loài cây bán ký sinh, nó có thể ký sinh vào nhiều cây khác nhau như cây mít, bưởi, dâu, na, chanh..., theo y học cổ truyền, tầm gửi cây gạo có tác dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bị bệnh gan, thận...

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì tầm vóc Việt

Thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác giữa Hà Nội với tỉnh Kanagawa (Nhật Bản)

Tối 15/11, một người vỡ òa niềm vui khi trúng Vietlott hơn 45,5 tỷ đồng

Khó khăn trong việc xác định tổ hợp tuyển sinh của các trường đại học năm 2025

Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại xưởng bao bì trên địa bàn huyện Hoài Đức, khói đen mù mịt

Nối dài hành trình ‘Một tỷ cây xanh - Vì Việt Nam xanh’

Công tác phối hợp kiểm toán ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Sắp có bệnh viện tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội?

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Phong Nha - Quảng Bình: Voọc xuống đường tấn công người dân

Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới

Bàn giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp mỏ và năng lượng

Tin cuối cùng về bão số 8

Thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' với Nguyễn Đỗ Trúc Phương

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/11/2024: Thời tiết đẹp cho cả 3 miền