Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Gian nan, chờ điều thần kỳ

Việt Nam đạt tăng trưởng nhanh nhưng chưa đủ hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn đáng lo ngại. VN vẫn còn phải nỗ lực nhiều để thoát nguy cơ tụt hậu.
Việt Nam cần những doanh nghiệp giữ vai trò ‘sếu đầu đàn’ trong lĩnh vực sản xuất

Giấc mơ nước thu nhập cao

Ngày 9/1, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030. Trong đó, mục tiêu là đến năm 2030, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Còn giai đoạn 2031-2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 6,5-7,5%/năm. Đến năm 2050, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000-32.000 USD - ngưỡng thu nhập cao.

Những con số này là mục tiêu rất tham vọng, đòi hỏi nỗ lực vượt bậc, nhất là khi so sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2030 là 7.500 USD với các nước trong khu vực.

Thực tế, đây không phải là mức thu nhập cao nếu so với các nước xung quanh Việt Nam. Nếu mục tiêu như Quốc hội đưa ra đạt được thì năm 2030, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ tương đương Malaysia vào năm 2007.

Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Gian nan, chờ điều thần kỳ
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu kinh tế nổi bật. Ảnh: Hoàng Hà

Còn năm 2022, GDP bình quân đầu người của Thái Lan đạt khoảng 7.300 USD, trong khi Việt Nam là 4.110 USD. Như vậy, đến năm 2030, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng chỉ tương đương Thái Lan hiện tại.

Điều đáng mừng là khoảng cách của Việt Nam với một số nước trong khu vực đã giảm đáng kể. Năm 2007, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người Việt Nam mới chỉ đạt gần 900 USD, trong khi Malaysia là 7.400 USD (gấp gần 8 lần). Indonesia và Philipines gần 2.000 USD (gấp hơn 2 lần Việt Nam), Thái Lan khoảng 4.000 USD, gấp hơn 4 lần Việt Nam.

Trong khi đó, so sánh con số của năm 2022 thì Việt Nam chỉ thua Malaysia 3 lần, kém Thái Lan chưa đến 2 lần, đã vượt qua Philippines, tương đương Indonesia thay vì thua kém hai quốc gia này hơn 2 lần như hồi năm 2007.

Điều đó cho thấy, nếu cố gắng nỗ lực và có nhiều giải pháp hiệu quả, Việt Nam có cơ hội thu hẹp khoảng cách với các nước. Nhưng muốn bứt phá lên được, đạt thứ hạng cao hơn, Việt Nam cần có nhiều giải pháp đột phá.

Một điều cần lưu ý là, GDP bình quân đầu người chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng cao khi GDP bình quân đầu người dưới 7.000 USD. Khi GDP bình quân đầu người càng cao thì tốc độ tăng sẽ chậm lại. Còn khi GDP đạt mức bình quân 10.000 USD thì để tăng trưởng 6,5-7%/năm là điều gần như hiếm khi đạt được. Nhìn tốc độ tăng trưởng của Malaysia, Thái Lan như đã đề cập ở trên là minh chứng khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người chậm lại đáng kể khi chạm ngưỡng 7.000 USD hay 10.000 USD.

Với nhiều quốc gia đã phát triển như Mỹ, Nhật hay các nước thuộc EU, mức tăng trưởng dương đã là nỗ lực rất lớn.

Cho nên, mục tiêu giai đoạn 2031-2050, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5-7,5%/năm là điều rất khó khăn.

Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Gian nan, chờ điều thần kỳ
Duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài là điều Việt Nam chưa làm được.

Thách thức lớn

Trong khi đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại, ngoại trừ năm 2022 đạt mức 8,02% trên nền tăng trưởng rất thấp của năm 2021 do Covid-19.

Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã thống kê: Chiến lược lần thứ nhất 1991-2000, tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,56%, trong đó năm cao nhất là 9,5% (năm 1995). Chiến lược lần thứ hai (2001-2010), tăng trưởng bình quân đạt 7,26%, trong đó năm cao nhất là 8,7% (năm 2005). Chiến lược lần thứ ba (2011-2020), tăng trưởng bình quân đạt 5,95% (GDP chưa đánh giá lại), trong đó năm cao nhất là 7,08% (năm 2018).

Những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay gần đây hơn, nền kinh tế Trung Quốc, đều đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao kéo dài trong hơn 3 thập niên, kể cả khi nền kinh tế đã đạt tới quy mô lớn, vượt xa quy mô kinh tế Việt Nam hiện nay.

Vì thế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhiều lần bày tỏ lo ngại: "Nguy cơ Việt Nam sẽ bị tụt hậu xa hơn về năng suất so với các quốc gia trong khu vực, thậm chí nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khá lớn".

Nghiên cứu của TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, chỉ ra rằng: Các nền kinh tế châu Á đã vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình phải nâng tốc độ tăng trưởng GDP lên 8,2-10,5%/năm trong 5-9 năm liên tục.

Cuộc đua của Việt Nam rất khó khăn vì tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn. Đỉnh cao đổi mới kinh tế cũng chỉ có 19 năm tăng trưởng trên 7%/năm (1989-2007), rồi sau khi lên mức thu nhập trung bình thấp năm 2010 đã tăng chậm lại dần. Rõ ràng, mô hình tăng trưởng cũ kéo dài đến hiện nay không cho phép kinh tế Việt Nam bứt phá cần thiết để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Gian nan, chờ điều thần kỳ
GDP bình quân đầu người của Việt Nam dần thu hẹp với các nước trong khu vực, nhưng khoảng cách vẫn còn lớn.

Nghiên cứu này cũng cho thấy thách thức rất lớn cho Việt Nam. Với mức tăng trưởng GDP/người bình quân từ 7% trở lên thì Việt Nam có thể đuổi kịp các nước trung bình ở Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia. Còn muốn bắt kịp Trung Quốc thì Việt Nam phải tăng trưởng ở mức 10,48%, muốn sánh ngang với Hàn Quốc thì phải đạt tốc độ 11,08% trong 30 năm tới.

Những điều thần kỳ gần như thế đã từng được các nước công nghiệp hóa thành công thực hiện. Hàn Quốc tăng tốc kinh tế 9,3%/năm liên tục 38 năm (1960-997); Trung Quốc tăng trưởng 9,8%/năm suốt 37 năm (1978-2014), trong đó có 15 năm liên tục đạt mức trên 10%/năm. Israel tăng trưởng trên 10%/năm trong 22 năm liên tiếp (1950-1972).

Điều đó đặt ra vấn đề Việt Nam phải đổi mới mô hình tăng trưởng. PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, không ít lần khuyến nghị: Việt Nam cần xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển theo tinh thần phục vụ thị trường, phục vụ doanh nghiệp, thể chế quản trị phát triển hiện đại, phù hợp các cam kết hội nhập; tuân thủ nguyên tắc “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” trong việc phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam và triển khai chiến lược thu hút FDI.

Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Gian nan, chờ điều thần kỳ
Tăng trưởng GDP cao nhất kể từ 2007

Kể từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế Việt Nam chưa bao giờ cán đích với mức tăng trưởng GDP 8%. Năm 2022 đánh dấu lần đầu tiên sau 15 năm mức tăng trưởng 8% được nhắc đến.

vietnamnet.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ và kết nối được tốt hơn đến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư khu công nghiệp, VIPFA vừa chính thức khai trương Cơ quan đại diện phía Nam.
Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Xây nhà xưởng cao tầng là một trong những giải pháp Trung Quốc đang áp dụng nhằm giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V Lược sử về vàng sẽ đánh giá vai trò của vàng trong đầu tư hiện đại, các cách khác nhau để đầu tư vào vàng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.
World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Sáng 8/4/2024, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã trao giấy phép đầu tư cho dư án nhà máy thứ 6 của Suntory PepsiCo Việt Nam tại Long An.
Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Quý I/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 347,23 triệu USD vốn FDI, tăng 98,59% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 86,8% kế hoạch năm.
Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

6 kỳ lược sử về vàng nói về những trang sử kỳ vĩ, nơi vàng không chỉ là trung tâm của sự phát triển mà còn trở thành một phần của lịch sử loài người.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc do mức chi phí đầu vào tại Việt Nam thấp hơn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 6 nhóm chính sách trong nội dung của Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong các điểm sáng đóng góp vào kết quả tích cực của kinh tế quý I/2024.
Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Giới siêu giàu thế giới đang đầu tư một cách đa dạng và thông minh. Họ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu hay bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Thủ tướng vừa ký Công điện về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả ấn tượng và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Tài sản số là xu hướng phát triển tất yếu, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần định hình cơ hội, thách thức từ đó xây dựng khung pháp lý cho tài sản này.
Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động