World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng Infographics: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực trong quý I/2024 Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Theo báo cáo mới đây của tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc, nền kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh chóng như nền kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn “thần tốc” vào thập niên 80. Tuy đều có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian ngắn, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại nhiều rủi ro mà có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong tương lai. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo Việt Nam cần đa dạng hóa và phức tạp hóa các mặt hàng xuất khẩu, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Bên trong nhà máy sản xuất ô tô tại Hàn Quốc. Nguồn ảnh: SeongJoon Cho, Bloomberg.
Bên trong nhà máy sản xuất ô tô tại Hàn Quốc. Nguồn ảnh: SeongJoon Cho, Bloomberg.

So sánh nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia chuyển đổi thành công từ nền kinh tế có thu nhập thấp sang nền kinh tế có thu nhập cao trong thời gian ngắn. Theo các chuyên gia, quá trình công nghiệp hóa thần tốc này là kết quả của hàng thập kỷ đầu tư vào cơ sở vật chất và con người, cũng như các chính sách thúc đẩy xuất khẩu từ phía chính phủ Hàn Quốc.

Sau khi Hàn Quốc trở thành nền kinh tế thị trường phát triển và gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 1996, chính phủ Hàn Quốc đã chuyển trọng tâm sang tăng trưởng kinh tế gắn với tăng trưởng năng suất dựa vào tiến bộ công nghệ. Đến đầu thế kỷ 21, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc giờ được thúc đẩy bởi nỗ lực nâng cấp và nghiên cứu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất từ phía chính phủ Hàn Quốc, dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng về năng suất lao động.

Sự phát triển kinh tế thần tốc của Hàn Quốc cũng gắn liền với sự đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến công nghệ cao. Trong khi đó nhiều nước đang phát triển chỉ tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng đơn giản như nông nghiệp hoặc khoáng sản, Hàn Quốc đã mở rộng sản xuất vào những năm 1970. Từ xuất khẩu nguyên liệu thô và nông sản vào những năm 1960, đến hóa chất, vật liệu đóng tàu và hàng may mặc vào những năm 1980, Hàn Quốc giờ đang sản xuất các mặt hàng có giá trị cao như vi mạch, ô tô và linh kiện.

Tương tự với Hàn Quốc, từ năm 1990 đến năm 2022, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng chóng mặt, với tốc độ trung bình hàng năm là 5,4%. Theo World Bank, thành tích vượt trội này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là khả năng tích lũy vốn nhanh, nguồn lao động dồi dào và tăng trưởng năng suất cao. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được củng cố bởi những cải cách trong môi trường kinh doanh, tăng trưởng chất lượng nhân lực, và đặc biệt là dòng vốn FDI lớn.

Cũng giống như Hàn Quốc, Việt Nam cũng đã mở rộng danh mục sản phẩm xuất khẩu từ đơn giản, giá trị gia tăng thấp sang phức tạp và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Trong khi xuất khẩu của Việt Nam năm 1995 tập trung vào khoáng sản, nông nghiệp, và dệt may (màu vàng), những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam năm 2023 là điện tử (máy tính, điện thoại, linh kiện), máy móc và dệt may.

Nhưng trái ngược với Hàn Quốc, nơi mà chính phủ nước này khuyến khích đa dạng hóa trong sản xuất, sự đa dạng hóa tại Việt Nam lại đang được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp FDI. Điều này dẫn đến việc một số các tiến bộ về sản xuất ít có cơ hội được chia sẻ với các doanh nghiệp khác trong nước. Hơn nữa, việc sản xuất các mặt hàng phức tạp như điện tử và máy móc chỉ đang tập trung vào khâu lắp ráp, mà ít có sự đầu tư vào khâu xử lý và hoàn thiện sản phẩm. Theo các nhà nghiên cứu, hai yếu tố này đang cản trở tiềm năng đa dạng hóa nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

Dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy tại Hà Tĩnh. Nguồn ảnh: Qilai Shen, Bloomberg
Dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy thuộc tập đoàn Foxconn tại Hà Tĩnh.
Nguồn ảnh: Qilai Shen, Bloomberg.

Việt Nam cần làm gì để phát triển đa dạng hóa?

Theo báo cáo của World Bank, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 4 khuyến nghị về chính sách để phát triển đa dạng hóa nền kinh tế Việt Nam, cũng như góp phần giảm thiểu những rủi ro trong tương lai. Nếu được thực hiện, những hành động này có thể góp phần hiện thực hóa tầm nhìn Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Một là, Việt Nam cần để xác định những nhóm ngành phù hợp nhất để nâng cao triển vọng đa dạng hóa nền kinh tế. Theo báo cáo của World Bank, Việt Nam đang phải đối mặt với những hạn chế trong việc tận dụng năng lực công nghệ làm nền tảng cho hoạt động sản xuất hiện tại. Tuy vậy, báo cáo cũng cho thấy Việt Nam có tiềm năng đa dạng hóa hơn 200 sản phẩm, trong đó có 92 sản phẩm mới là các mặt hàng công nghệ phức tạp. Sự chuyển đổi này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chiến lược của Việt Nam là nâng cao chuỗi giá trị trên thị trường toàn cầu.

Hai là, Việt Nam sẽ cần đầu tư mạnh hơn vào việc nâng cấp công nghệ và năng lực để đa dạng hóa nền kinh tế. Dựa vào kinh nghiệm từ Hàn Quốc, khu vực tư nhân của Việt Nam có thể tăng cường đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như cần tăng cường xây dựng năng lực cho lực lượng lao động. Nhà nước cũng cần đưa ra các chính sách công hiệu quả, cũng như tạo điều kiện cho sự hỗ trợ và phát triển các ngành công nghệ. Ngoài ra, việc tăng cường liên kết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp đa quốc gia và doanh nghiệp địa phương sẽ thúc đẩy sự nâng cấp về năng lực công nghệ.

Ba là, Việt Nam cần đặt trọng tâm vào việc chia sẻ và tích lũy năng lực công nghệ. Trên thực tế, Hàn Quốc đã thành công trong việc chuyển đổi từ xuất khẩu các mặt hàng khai thác tài nguyên và thiếu liên kết (như nông nghiệp và khoáng sản); sang những mặt hàng công nghệ phức tạp (như ô tô và điện tử), nhờ vào sự trao đổi và phát triển năng lực công nghệ giữa các tập đoàn lớn. Điều này cho thấy rằng, một quốc gia có năng lực công nghệ cao có thể đa dạng hóa sang các sản phẩm dường như xa vời, không liên quan, thậm chí vượt ra ngoài cơ cấu công nghiệp hiện tại. Ngược lại, một quốc gia nếu thiếu năng lực công nghệ sẽ chỉ tập trung vào đa dạng hóa sang các sản phẩm lân cận, qua đó bỏ lỡ cơ hội phát triển các mặt phức tạp hơn.

Cuối cùng, Việt Nam cần tăng cường phối hợp giữa các chính sách về công nghiệp và đổi mới. Bài học của Hàn Quốc cho thấy các chính sách công nghiệp và đổi mới của nước này đã kết hợp, thống nhất và song hành để thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng hóa nền kinh tế. Ngược lại, năng lực công nghệ hỗ trợ sản xuất của Việt Nam còn chưa đủ mạnh; chính sách đổi mới còn thiếu hiệu quả và đang bị phân tán. Vì vậy, sự phối hợp hiệu quả giữa các chính sách công nghiệp và đổi mới có thể khuyến khích các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào nghiên cứu và nâng cấp năng lực công nghệ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn…
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Một trong những giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, đây cũng là mục tiêu đã được Chính phủ thiết lập.
Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI).
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

11 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 572,0 nghìn tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch năm và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2024 ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán năm và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 31,38 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2023.
Nâng cao chất lượng quản trị,

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Nâng cao chất lượng quản trị là "chìa khóa" tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư trong bối cảnh yếu tố môi trường, xã hội và quản trị ngày càng được chú trọng.
Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Năm 2024, hàng loạt luật có hiệu lực và nhiều dự án luật sửa đổi vừa được thông qua kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia thị trường M&A.
Quản trị công ty -

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Không chỉ tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, đầu tư vào quản trị công ty sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được rủi ro và gia tăng cơ hội hút vốn đầu tư.
Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Khi nền kinh tế được phục hồi và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, kỳ vọng bước sang năm 2025 các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động