Chủ nhật 22/12/2024 18:26

Cốm dẹp miền Tây, món ngon khó cưỡng của người Khmer

Đến với các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang thời điểm này chúng ta có dịp thưởng đặc sản nức tiếng - món cốm dẹp miền Tây, món ngon khó cưỡng của người Khmer

Để làm ra cốm dẹp miền Tây dẻo thơm là cả một quá trình từ thu hoạch nếp, đến rang, giã, sàng sảy …khâu nào cũng tốn rất nhiều công sức. Qua đây cho thấy sự cần cù, chịu khó và tỉ mỉ của đồng bào dân tộc Khmer ở miền Tây Nam Bộ.

Cốm dẹp miền Tây, món ngon khó cưỡng của người Khmer
Làm cốm dẹp miền Tây phải trải qua nhiều công đoạn

Cốm dẹp miền Tây được làm từ những hạt nếp non, thường được gặt sớm trước một tuần hoặc nửa tháng, sau đó tiến hành ngâm, rang, giã để cho ra cốm dẹp. Đặc biệt rang nếp phải là người quen tay và rang trong nồi đất nhằm giữ được nhiệt nóng lâu hơn. Một lần rang rất mất thời gian và công sức chỉ một chén nếp, trút vừa đáy nồi đất giúp việc đảo rang được dễ dàng và hạt nếp nở chín dẻo đều.

Tuốt và đập lúa để làm cốm dẹp
Rang nếp trong nồi đất và phải là người quen tay

Sau đó cho nếp đã rang vào cối giã cho tróc vỏ trấu bên ngoài, hoặc có thể cho vào túi vải để quết, như vậy nếp sẽ dễ tróc vỏ đều hơn. Giã xong cho nếp vào nia và sàng để loại bỏ trấu và lấy hạt cốm dẹp, cho vào túi để bảo quản.

Giã cốm dẹp phải đều tay, sàng sảy phải khéo để lựa chọn những hạt cốm ngon nhất

Cốm dẹp miền Tây được dùng làm nguyên liệu nấu xôi, nấu chè, bánh cốm, chả cốm,… Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là món cốm dẹp trộn dừa vừa đơn giản mà lại ngon khó cưỡng. Trước khi ăn bao giờ cốm dẹp cũng được trộn thêm đường, dừa vào cho ra hương vị đậm đà khó quên. Dừa chọn trái già nạo nhỏ cho vào trong cốm, trộn đều với đường, vừa trộn vừa rắc thêm ít nước dừa cho mềm và thêm chút muối cho đậm đà. Ủ cốm khoảng 2 giờ cho dừa, đường thấm vào từng hạt nếp là có thể thưởng thức.

Cốm dẹp được trộn thêm đường, dừa vào cho ra hương vị đậm đà

Để thưởng thức món cốm dẹp miền Tây ngon nhất vẫn là ăn cốm dẹp theo cách truyền thống. Lấy lá chuối cuốn thành một cái phễu rồi cho một ít cốm vào dùng tay bốc ăn, nhâm nhi để cảm nhận tròn vị dẻo dai, ngọt, thơm, nồng, béo, bùi trong từng hạt cốm.

Ăn cốm dẹp theo cách truyền thống dùng lá chuối cuốn thành một cái phễu

Cốm dẹp miền Tây không đơn thuần là một món ăn dân dã quen thuộc của người Khmer mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Cốm dẹp được người dân Khmer dâng tạ trời phật đã cho họ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu trong Lễ hội Ok Om Bok (lễ cúng trăng). Ngoài ra, người ta còn dùng món cốm dẹp này dâng lên ông bà, cha mẹ và làm quà gửi tặng người thân.

Thưởng thức cốm dẹp miền Tây trong Lễ hội Ok Om Bok

Mỗi năm một lần, vào đêm Rằm tháng 10 (Âm lịch), ở Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang sẽ diễn ra lễ hội Ok Om Bok, du khách trong và ngoài nước đến đây cùng hòa mình với văn hóa lễ hội của người Khmer và thưởng thức món cốm dẹp ngon trứ danh này.​

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: cốm dẹp miền Tây

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng