Dấu ấn kinh tế Trà Vinh, Vĩnh Long thời sáp nhập tỉnh

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 66%, giá trị xuất khẩu đạt 4,2 triệu USD... là những dấu ấn kinh tế nổi bật của tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long thời còn sáp nhập.
Trà Vinh, Vĩnh Long: Hai lần sáp nhập tỉnh, hai tên khác nhau Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sáp nhập tỉnh Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước sáp nhập tỉnh?

Sau Ngày Giải phóng miền Nam, đất nước ta bước vào giai đoạn tái thiết, dẫn đến việc tổ chức hành chính cũng được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Trong bối cảnh đó, vào ngày 20/12/1975, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh đã được hợp nhất thành tỉnh Cửu Long, theo Quyết định số 349-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

Ban Chỉ huy Đảng bộ tỉnh Cửu Long lần thứ I. Ảnh: Báo Vĩnh Long
Ban Chỉ huy Đảng bộ tỉnh Cửu Long lần thứ I. Ảnh: Báo Vĩnh Long

Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Cửu Long xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế, trong đó công nghiệp và thương mại đóng vai trò then chốt. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I (nhiệm kỳ 1976-1980) đặt ra mục tiêu phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp, tạo ra hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và tạo ra sản phẩm xuất khẩu.

Công nghiệp khởi sắc từ con số khiêm tốn

Trong giai đoạn đầu sau ngày giải phóng, công nghiệp của tỉnh chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ như lò gạch, xưởng xay xát, xưởng sản xuất đường, nước đá và các cơ sở sửa chữa cơ khí. Tuy nhiên, với sự đầu tư và chỉ đạo sát sao của tỉnh, đến năm 1985, toàn tỉnh đã có 54 cơ sở công nghiệp quốc doanh và hơn 3.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, với tổng số lao động đạt 21.500 người, tăng 5,4 lần so với năm 1976.

Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong 10 năm dao động từ 7,84% đến 66,35% tùy từng năm. Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng bình quân là 14,12%; bước sang giai đoạn 1981-1985, con số này tăng lên 23,33%. Đến năm 1985, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đã tăng gấp 7,8 lần so với năm 1976. Kinh tế tập thể chiếm khoảng 36% tổng sản lượng toàn ngành.

Trong cơ cấu ngành công nghiệp, chế biến lương thực - thực phẩm là ngành phát triển mạnh nhất, chiếm 58,76% tổng giá trị toàn ngành. Ngành vật liệu xây dựng chiếm 16,68%, sửa chữa cơ khí chiếm 15,11%, các ngành khác như dược phẩm, dầu thực vật, hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng vẫn có bước tiến đáng kể.

Đáng chú ý, công nghiệp dược phẩm tăng trưởng nhanh, đến năm 1985 sản lượng tăng gấp 36 lần so với năm 1976. Sản lượng ngành chế biến đường đến năm 1984 cũng tăng 8,6 lần so với năm 1977, trong khi ngành sản xuất vật liệu xây dựng tăng hơn 10 lần trong cùng kỳ. Sản lượng dầu dừa - một ngành đặc trưng của khu vực - cũng tăng 6,6 lần, đạt gần 1.800 tấn, đủ để phục vụ sản xuất trong nước và sẵn sàng cho xuất khẩu.

Từ nội thương đến xuất khẩu

Song song với đà phát triển công nghiệp, lĩnh vực thương mại của tỉnh cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Cuối năm 1975, hệ thống tổ chức thương nghiệp tại tỉnh đã được tái lập với sự ra đời của Ty Thương nghiệp cùng 3 công ty trực thuộc. Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn đầu là tổ chức phân phối hàng nhu yếu phẩm cho công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang.

Đến năm 1977, mạng lưới thương nghiệp bắt đầu mở rộng, hoạt động bán lẻ và thu mua ủy thác cho các doanh nghiệp quốc doanh được đẩy mạnh. Năm 1978, tất cả các xã, phường trong tỉnh đều đã thành lập hợp tác xã mua bán.

Năm 1980, cấp tỉnh có 5 công ty thương nghiệp, mỗi huyện đều có công ty riêng, và mạng lưới quầy hàng được tổ chức đến tận khóm, ấp với mật độ trung bình 2,2 quầy/10.000 dân. Đến năm 1985, số lao động trong ngành thương nghiệp tăng gấp 5 lần so với năm 1976. Trung bình mỗi 10.000 dân có 35 lao động trong lĩnh vực thương mại, được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau.

Ngoài lĩnh vực nội thương, tỉnh Cửu Long cũng sớm chú trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 1976, Công ty Liên kết xuất nhập khẩu tỉnh Cửu Long được thành lập, với mạng lưới hoạt động tại các huyện và thị xã.

Đến các năm 1983-1984, công ty đã bắt đầu thực hiện hoạt động buôn bán trực tiếp với một số quốc gia và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Giá trị hàng xuất khẩu năm 1985 tăng 3,4 lần so với năm 1981, từ 1.264 triệu USD lên 4.247 triệu USD (quy đổi theo tỷ giá Rúp thời kỳ đó).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong giai đoạn này gồm lương thực thực phẩm, thủy hải sản, rau quả, gia vị, dược liệu và hàng thủ công mỹ nghệ.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm tỉnh Cửu Long vào năm 1985. Ảnh: Báo Vĩnh Long
Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm tỉnh Cửu Long vào năm 1985. Ảnh: Báo Vĩnh Long

Năm 1984, riêng nhóm hàng nông sản chiếm đến 77% tổng kim ngạch xuất khẩu, với các thị trường xuất khẩu chính là Liên Xô và các nước Đông Âu. Dù giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn so với toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chỉ chiếm khoảng 10,38%), nhưng đó là những tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.

Ngày 26/12/1991, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết giải thể tỉnh Cửu Long, tái lập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện là Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Tiểu Cần và Trà Cú. Về phần tỉnh Vĩnh Long, sau khi tách ra, tỉnh gồm thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn.
Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Vĩnh Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Dự báo phụ tải điện tăng cao mùa khô, ngành điện Bình Dương chủ động thực hiện giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đồng thời thúc đẩy tiết kiệm điện.
Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum họp cho ý kiến về đề án và kế hoạch thực hiện sáp nhập tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.
Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Việc sáp nhập Sóc Trăng và Hậu Giang vào TP. Cần Thơ không chỉ tái cấu trúc hành chính, mà còn mở ra cơ hội để phát triển du lịch liên vùng.
TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Theo dự thảo đề án sáp nhập TP. Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, sẽ có 1.212 cán bộ dôi dư tại ba địa phương được đề xuất tinh giản.
Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Tỉnh uỷ 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình nhất trí với việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập?

Quảng Bình: Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập?

Chiều ngày 14/4, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị để cho ý kiến về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã.
Hà Nội: Phê duyệt dự án xử lý nước thải Kiến Hưng

Hà Nội: Phê duyệt dự án xử lý nước thải Kiến Hưng

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, quận Hà Đông.
Cần Thơ công bố danh sách 32 xã, phường sau sáp nhập

Cần Thơ công bố danh sách 32 xã, phường sau sáp nhập

Sở Nội vụ TP. Cần Thơ vừa có văn bản số 864/ TB - SNV về việc cung cấp thông tin 32 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 16 xã) sau khi sáp nhập, sắp xếp.
TP. Cần Thơ lấy ý kiến sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng

TP. Cần Thơ lấy ý kiến sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng

UBND TP. Cần Thơ vừa có văn bản gửi Hậu Giang và Sóc Trăng, về việc tổ chức tuyên truyền và lấy lấy ý kiến cử tri về dự thảo Đề án sắp xếp sáp nhập tỉnh.
Tàu Cảnh sát biển Philippines thăm xã giao tại TP. Đà Nẵng

Tàu Cảnh sát biển Philippines thăm xã giao tại TP. Đà Nẵng

Tàu BRP GABRIELA SILANG (OPV-8301) cùng đoàn công tác Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines thăm xã giao tại TP. Đà Nẵng.
TP. Hồ Chí Minh: Kết luận mới nhất về sắp xếp, tổ chức bộ máy hàng loạt cơ quan

TP. Hồ Chí Minh: Kết luận mới nhất về sắp xếp, tổ chức bộ máy hàng loạt cơ quan

Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa có kết luận về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, trong đó không thành lập Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Bên cạnh những lợi thế truyền thống thì hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang vẫn đang nỗ lực đột phá, thu hút và tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho miền Tây.
Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh phải đi đầu về AI và dữ liệu số

Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh phải đi đầu về AI và dữ liệu số

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sự phát triển của Bắc Ninh phải dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số toàn diện.
Bà Rịa-Vũng Tàu huỷ quyết định giao 86,5ha đất cho doanh nghiệp

Bà Rịa-Vũng Tàu huỷ quyết định giao 86,5ha đất cho doanh nghiệp

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa hủy quyết định giao 86,5 ha đất Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu vì không đủ căn cứ, không đúng trình tự.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 14/4 đến 16/4

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 14/4 đến 16/4

Lịch dự kiến cúp điện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 14/4 đến ngày 16/4, theo Điện lực Miền Nam.
Quảng Ngãi: Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Võ Phấn

Quảng Ngãi: Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Võ Phấn

Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Võ Phấn (10/4/1915 – 10/4/2025), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-17/4/2025 mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-17/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 14/4 đến 17/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Hải quan Khu vực II dẫn đầu thu ngân sách toàn ngành

Hải quan Khu vực II dẫn đầu thu ngân sách toàn ngành

Chi cục Hải quan Khu vực II đã thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 29.650 tỷ đồng trong quý I/2025, chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách của toàn ngành.
Quảng Ninh: Dập tắt hai đám cháy rừng “núi lửa” trong đêm

Quảng Ninh: Dập tắt hai đám cháy rừng “núi lửa” trong đêm

Đêm 12/4, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy rừng, một vụ cháy tại phường Đại Yên, TP. Hạ Long và một vụ cháy trên địa bàn huyện Bình Liêu.
Hà Giang làm gì để thành điểm đến văn hóa hàng đầu?

Hà Giang làm gì để thành điểm đến văn hóa hàng đầu?

Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều giá trị văn hóa độc đáo, tỉnh Hà Giang đang có nhiều lợi thế trở thành điểm đến văn hoá hàng đầu châu Á.
Cùng người trẻ

Cùng người trẻ 'theo dấu Biệt động Sài Gòn'

Vào những ngày tháng 4 lịch sử, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn đã trở thành một lớp học lịch sử sống động, gợi mở cho người trẻ về những giá trị dân tộc.
Kiến nghị gỡ vướng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện nhập khẩu

Kiến nghị gỡ vướng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện nhập khẩu

Vướng mắc trong xác định thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô điện nhập khẩu khiến Chi cục Hải quan Khu vực II nhiều lần xin ý kiến hướng dẫn.
Cần Thơ: Kinh tế sẽ có bước đột phá mạnh mẽ

Cần Thơ: Kinh tế sẽ có bước đột phá mạnh mẽ

Nếu mở rộng không gian phát triển, TP. Cần Thơ không chỉ thay đổi địa giới hành chính, mà còn được kỳ vọng về một cực tăng trưởng mới cho vùng Tây Nam Bộ.
Hà Nội siết chặt lưu trữ khi sắp xếp bộ máy

Hà Nội siết chặt lưu trữ khi sắp xếp bộ máy

Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý văn thư, lưu trữ để bảo đảm an toàn tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.
Kinh tế Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre có lợi thế gì?

Kinh tế Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre có lợi thế gì?

Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre sẽ có lợi thế rất lớn vì 3 tỉnh có đường bờ biển dài, thế mạnh để phát triển kinh tế biển và dự án năng lượng.
Mobile VerionPhiên bản di động